Tắc ráng thực tế là tên gọi một con rạch nhỏ nằm ở Đông Nam thành phố Rạch Giá. Sau này, người dân cải tạo con rạch này thành kênh đào lớn gọi là Kinh Xáng Mới (Người miền Tây đọc âm “Kênh” thành “Kinh”). Vậy sự xuất hiện chiếc xuồng máy đuôi tôm (máy Kohler 7 – của Đức) được ông Sum cải tiến vào năm 1960 có tên gọi là Tắc Ráng và chỉ có xóm Tắc Ráng là xóm duy nhất ở Tây Nam Bộ thời đó mới làm được…
Bạn đang đọc: Tắc ráng (Vỏ Lãi) – Phương tiện di chuyển độc đáo ở miền Tây
-> Tham khảo: Xuồng Ba Lá Miền Tây
Tên gọi và lịch sử Tắc Ráng
Tắc ráng hay còn gọi là vỏ lãi hay vỏ vọt, là một loại thuyền, xuồng, ghe nhỏ, dáng hình thoi, thường được làm bằng gỗ và có gắn động cơ máy. Tắc ráng là phương tiện di chuyển chủ yếu và rất được phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhất là vào mùa nước nổi. Tắc ráng nguyên gốc xuất phát là chiếc vỏ lãi. Vỏ lãi là phương tiện di chuyển được người dân miền Tây sử dụng nhiều cũng như xuồng ba lá hay ghe bầu.
Vỏ lãi là chiếc xuồng dài, mình ốm và có gắn máy đuôi tôm phía sau, mũi vát lên. Vỏ lãi được đóng bằng gỗ hoặc bằng nhựa composite. Người miền Nam đặt tên là vỏ lãi vì thấy nó có thân hình dài như con lãi. Vỏ là vì để phân biệt với phần ruột, ý chỉ là chiếc máy đuôi tôm chạy bằng xăng, động cơ này giúp vỏ lãi chạy nhanh, được sản xuất ở Đức hoặc Nhật Bản.
Vỏ lãi trên sông ở miền Tây được người dân xem như chiếc xe gắn máy trên đất liền. Vỏ lãi là phương tiện thon gọn, giúp người dân miền Tây dễ di chuyển trên kênh rạch chằng chịt hay vào những chỗ nhiều lau sậy, cây cỏ.
Hình ảnh những chiếc tắc ráng ở miền Tây Nam Bộ ngày nay
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn – Chợ nổi – Cồn Sơn – Rừng tràm Trà Sư
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Lân – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Vườn Trái Cây – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
Trước kia, khi chưa gắn động cơ máy nổ thì việc di chuyển của chiếc xuồng phụ thuộc vào sức người, chèo hoặc bơi dầm bằng tay. Sau này, một người nông dân ở Kiên Giang là ông Tiêu Văn Sum (hay còn gọi là Ông Năm Cải hay ông Chín Sum), nhận thấy chiếc vỏ lãi còn có nhiều bất cập nên ông đã thử tìm hiểu và nghiên cứu.
Thấy lườn xuồng (thân xuồng) còn quá rộng, mũi còn khá thấp nên khi chạy bị sức cản của nước, chiếc xuồng đi với vận tốc chậm. Nhận thấy được điều đó, ông đã cải tiến, làm thân xuồng nhỏ, mũi hẹp lại và vát lên cao. Ông dùng sơn sơn một lớp ở dưới lườn xuồng để độ ma sát giữa thân xuồng và nước giảm. Kết quả là chiếc xuồng – vỏ lãi của ông cải tiến có tốc độ chạy nhanh hơn các xuồng máy đuôi tôm có cùng công suất.
Bên cạnh đó, chiếc vỏ lãi cải tiếng này lại có thể vượt khỏi vùng nước nông, nước cạn, vùng quanh, uốn khúc, vùng hẹp rất linh hoạt và nhanh. Ông đặt cho chiếc xuồng – vỏ lãi cải tiến của mình là Tắc Ráng.
Một du khách rất thích thú khi ngồi trên chiếc tắc ráng ở miền Tây
-> Xem thêm: Nét văn hóa các loại ghe xuồng ở Miền Tây
Tắc ráng thực tế là tên gọi một con rạch nhỏ nằm ở Đông Nam thành phố Rạch Giá. Sau này, người dân cải tạo con rạch này thành kênh đào lớn gọi là Kinh Xáng Mới (Người miền Tây đọc âm “Kênh” thành “Kinh”). Vậy sự xuất hiện chiếc xuồng máy đuôi tôm (máy Kohler 7 – của Đức) được ông Sum cải tiến vào năm 1960 có tên gọi là Tắc Ráng và chỉ có xóm Tắc Ráng là xóm duy nhất ở Tây Nam Bộ thời đó mới làm được. Xóm này có tên gọi là xóm Tắc Ráng, thuộc khóm Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Hiệp, Rạch Giá, Kiên Giang. Và tên gọi tắc ráng cũng trở thành tên gọi chung ngày này.
Du khách đi du lịch miền Tây có thể nhìn thấy tắc ráng xuôi ngược rất nhiều trên chợ nổi, kênh rạch. Vậy là từ chiếc ghe, ghe bầu hay chiếc xuồng đơn giản, người dân miền Tây cải tiến dần thành vỏ lãi, những chiếc xuồng máy đuôi tôm và là chiếc tắc ráng ngày nay.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Phú Quốc vào dịp Tết
Cùng với xuồng 3 lá, tắc ráng là phương tiện thường được bắt gặp ở các chợ nổi miền Tây
-> Xem thêm: kinh nghiệm đi du lịch miền Tây từ a đến z
Tắc ráng – Phương tiện di chuyển gắn liền đời sống sông nước người miền Tây
Trong các điểm đến của du lịch Việt Nam, hễ nhắc đến tắc ráng thì hầu như du khách nào cũng liên tưởng ngay đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc tắc ráng ngày nay có rất nhiều ở miền Tây và cũng là phương tiện chính, gắn liền với đời sống sông nước của người dân. Người dân có thể đi chợ nổi bằng tắc ráng, đưa du khách tham quan rừng tràm Trà Sư, rừng U Minh bằng tắc ráng.
Người dân có thể chuyên chở nông sản, trái cây, đưa học sinh đến trường, đưa rước dâu, đám cưới… cũng bằng tắc ráng. Vào mùa nước nổi, chiếc tắc ráng cũng là phương tiện để người dân đi đánh lưới, bắt cá, hái bông súng, bông điên điển… Tóm lại chiếc tắc ráng là phương tiện không thể thiếu trong đời sống người dân miền Tây Nam Bộ.
Tắc ráng là phương tiện đưa du khách đi tham quan sông nước miền Tây
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Huế
VF05:Tour Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO – BẾN TRE) | Cồn Lân – Vườn Trái Cây – Chèo Xuồng Ba Lá – Đi Xe Ngựa/Xe Lam – Chùa Vĩnh Tràng
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Chèo xuồng ba lá – Đi xe ngựa/xe lam – Vườn Trái Cây – Chùa Vĩnh Tràng
Giá Từ
Xem Tour
Tắc ráng ngày này đã trở thành phương tiện di chuyển hiện đại, vỏ gỗ thay bằng composite, màu sắc cũng bắt mắt hơn, động cơ gắn trên tắc ráng có công suất cũng mạnh hơn… Vào thời chiến tranh, chiếc tắc ráng gắn liền với cuộc chiến đấu của người dân vùng sông nước. Chiếc tắc ráng có thể “mất dạng” trong vòng 45 giây nếu người lái tắc ráng là người miền Tây có kinh nghiệm.
Ngày nay, người dân miền Tây sử dụng tắc ráng như phương tiện phục vụ đời sống của mình. Tắc ráng là phương tiện di chuyển độc đáo ở miền Tây. Du khách đi Tour du lịch miền Tây rất có thể bắt gặp những chiếc tắc ráng này hoặc chính mình được ngồi trên một chiếc tắc ráng để đi tham quan, khám phá cảnh đẹp sông nước miền Tây. Tắc ráng giống như chiếc xuồng ba lá, là những hình ảnh thân quen mà rất đỗi thân thương của mỗi người dân miền Tây.
Kinhnghiem24h.edu.vn
(Bài viết có tham khảo ý của tác giả Vũ Đức Sao Biển)