Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Đà Lạt và vùng phụ cận có hàng trăm hécta trồng hồng ăn trái, sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Ngoài lượng hồng tươi được đưa ra thị trường, nhiều hộ dân tại TP Đà Lạt đã sử dụng công nghệ sấy hồng khô tự nhiên theo kiểu Nhật Bản, cho giá bán cao gấp nhiều lần cách làm truyền thống.

Bạn đang đọc: Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Khi mùa hồng ăn trái chuẩn bị kết thúc, đây là thời điểm những cơ sở chế biến hồng tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tất bật làm hồng treo.

Nghề làm hồng treo ở Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản hình thành khoảng 4 năm trước sau khi những người nông dân ở đây được tiếp nhận công nghệ sấy khô từ các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản).

Theo quy trình này thì những trái hồng già sau khi thu hoạch sẽ được gọt sạch vỏ, sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 5000C-6000C. Từng trái hồng sau đó được kẹp gắn tách biệt treo thành dây, không sử dụng chất bảo quản nào và nhờ gió sấy tự nhiên kéo dài khoảng 3 tuần với điều kiện thời tiết nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời 250C-300C.

Báo SGGP Online giới thiệu quy trình làm hồng treo đặc sản Đà Lạt:

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Để đáp ứng tiêu chuẩn của hồng treo, hồng được lựa chọn từ những trái già, thường là cuối mùa. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Sau khi thu hoạch, hồng được rửa sạch và gọt vỏ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Vỏ hồng được loại bỏ hoàn toàn trước khi đưa vào lò sấy. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Hồng được sấy “sơ” khoảng 3 tiếng đồng hồ cho khô. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Sau đó từng trái hồng được đưa ra giá treo theo từng dây. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Tìm hiểu thêm: Du lịch Đà Nẵng ở đâu đẹp nhất?

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Hồng treo hoàn toàn dựa vào điều kiện khí hậu, không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Mỗi đợt treo hồng kéo dài trong khoảng 20 ngày. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
 

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP Đà Lạt) cho biết, mỗi năm gia đình bà treo khoảng 30 tấn hồng tươi. Ngoài ra còn khoảng 100 tấn hồng tươi dùng để sấy bằng lò. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Nghề làm hồng treo giúp trái hồng Đà Lạt nâng cao giá trị, làm phong phú sản phẩm từ cây đặc sản. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Nhiều du khách tự tìm đến cơ sở để tận mắt thấy quy trình làm hồng treo sạch cũng như thưởng thức đặc sản ngay tại chỗ. Hồng sấy gió có vị thơm, ngọt thanh tự nhiên nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

>>>>>Xem thêm: Mùa hè 2020 nên đi đâu chơi ở TP.HCM?

Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng 7-10kg hồng tươi sẽ thu được 1kg hồng treo. Chính vì thế hồng treo có giá khá cao, trung bình khoảng 400.000-450.000 đồng/kg tùy thời điểm. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Theo Đoàn Kiên – SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *