Triều đại phong kiến nhà Nguyễn có tổng cộng 13 vị vua nhưng vì một số lý do nào đó nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả các khu lăng tẩm với lối kiến trúc riêng đều được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Nếu đã có dịp ghé thăm lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị… thì lần này du khách hãy thử tìm đến lăng Minh Mạng.
Bạn đang đọc: Lăng Minh Mạng – Địa điểm dừng chân độc đáo ở Huế
Lăng Minh Mạng – một trong 7 khu lăng tấm ấn tượng ở Huế
1. Một số thông tin về lăng Minh Mạng
- Vị trí: nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Đặc điểm
Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Lăng được xây dựng công phu với gần 40 công trình lớn, nhỏ nằm trên khu đồi có núi, có sông và hồ thoáng mát. Lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.
Lăng Minh Mạng toát lên vẻ bề thế, uy nghiêm trong không gian thơ mộng
- Giá vé tham quan
– Người lớn: 100.000 đồng/lượt
– Người cao tuổi: 50.000 đồng/lượt
– Trẻ em: 20.000 đồng/lượt
- Hướng dẫn đường đi
Lăng Minh Mạng cách trung tâm Tp. Huế khoảng 12km. Du khách có thể đến đây bằng cách thuê thuyền du lịch trên sông Hương. Ngồi trên thuyền du khách sẽ được thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Huế.
Du khách cũng có thể đến lăng Minh Mạng bằng xe máy, ô tô. Du khách đi đường Huyền Trân Công Chúa qua đường Minh Mạng rồi rẽ lên cầu Tuấn để ra quốc lộ 49. Chạy thẳng đường này du khách sẽ tới được lăng Minh Mạng.
Du khách có thể đến lăng Minh Mạng bằng cách đi thuyền trên sông Hương
Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm lăng Minh Mạng bằng các Tour du lịch Huế của Kinhnghiem24h.edu.vn.
2. Du lịch Huế khám phá lăng Minh Mạng
Sau khi lên ngôi được 7 năm, vua Minh Mạng đã lên kế hoạch xây dựng lăng tẩm cho mình. Địa điểm vua Minh Mạng chọn xây lăng là ở địa phận núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành dòng sông Hương thơ mộng.
Lăng Minh Mạng được khởi công xây dựng vào năm 1840 và hoàn thành 3 năm sau đó. Công trình này huy động tới 13.000 thợ và lính để xây dựng. Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên ngôi và tiếp tục hoàn thành công trình của vua cha.
Mô hình tổng quát về lăng Minh Mạng
Về tổng thể, lăng Minh Mạng gồm khoảng 40 công trình lớn, nhỏ được xây dựng kiên cố, tỉ mỉ và bắt mắt. Tất cả các công trình được bố trí cân đối trên một trục dọc, kéo dài từ Đại Hồng Môn đến chân tường La Thành sau mộ vua.
- Đại Hồng Môn
Đại Hồng Môn là cổng chính để vào lăng, được thiết kế đơn giản giống cổng tam quan ở các chùa truyền thống Việt Nam. Cổng có 3 lối đi nhưng chỉ sử dụng 2 cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn để tiếp đón du khách vào tham quan lăng mộ. Riêng cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài vua vào lăng.
Tìm hiểu thêm: 10 quán ăn vặt “ngon quên lối về” ở Vũng Tàu
Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng
- Bái Đình
Bái Đình nằm phía sau Đại Hồng Môn, được lát gạch Bát Tràng bằng phẳng, hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu. Đi qua hai hàng tượng này du khách sẽ thấy Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
- Khu vực tẩm điện
Khu vực tẩm điện gồm các công trình Hiếu Đức Môn, Điện Sùng Ân và Hoằng Trạch Môn. Trong đó, nổi bật là Điện Sùng Ân, là nơi thờ bài vị của vua Minh Mạng và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Khu vực tẩm điện được bài trí uy nghiêm trong không gian rộng lớn, yên bình.
Điện Sùng Ân – lăng Minh Mạng
- Lầu Minh Lâu
Sau khu vực tẩm điện là Lầu Minh Lâu, có nghĩa là lầu sáng. Đây là nơi nghỉ ngơi, tận hưởng của nhà vua sau những giờ ngồi triều mệt nhọc. Lầu Minh Lâu có vị trí đẹp mắt, nơi nhà vua có thể ngắm trăng sao mỗi đêm. Lầu có hình vuông, hai tầng, du khách có thể lên lầu ngắm cảnh trong lăng.
- Cầu Thông Minh Chính Trực
Cầu Thông Minh Chính Trực được lát bằng đá, hai bên có lan can thưa bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn vào Bửu Thành (thành quanh mộ vua). Mặt cầu được lát bằng đá, hai đầu cầu là cổng tam quan được thiết kế công phu với nhiều nét chạm trổ hình rồng phượng. Các họa tiết hình rồng góp phần làm uy nghiêm cho lăng tẩm của vua.
Cầu Thông Minh Chính Trực nhìn từ lầu Minh Lâu
Điều đặc biệt ở lăng Minh Mạng là xen giữa các công trình kiến trúc cổ đều có hồ nước trong xanh với hương sen ngất ngây và những cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm. Sự kết hợp hài hòa này tạo nên một phong cảnh thơ mộng, hữu tình.
Du khách xem thêm bài viết “Lăng Tự Đức” để rõ hơn về các lăng tẩm ở Huế.
>>>>>Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch Huế theo mùa
Du khách tham quan và chụp ảnh khi tới lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng không chỉ là nơi an nghỉ của vị vua anh minh trong triều đại nhà Nguyễn mà còn là một trong các địa điểm du lịch Huế thu hút sự chú ý của khách tham quan.
Có dịp đến với xứ Huế mộng mơ, du khách nên tìm đến lăng Minh Mạng để tận mắt chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hoành tráng này. Sau chuyến tham quan lăng Minh Mạng, du khách có thể đến chiêm bái chùa Thiên Mụ, thưởng ngoạn trên đồi Vọng Cảnh hay chụp ảnh bên cầu Trường Tiền.
Kinhnghiem24h.edu.vn