Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là tên gọi chung của Hoàng Thành – vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế và Tử Cấm Thành – vòng thành thứ ba và cũng là vòng thành trong cùng, là nơi ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tọa lạc ở bờ Bắc sông Hương, Đại Nội Huế không chỉ là cơ quan đầu não của Việt Nam trong thời phong kiến nhà Nguyễn mà ngày nay, khu vực này còn là một điểm tham quan nổi tiếng của xứ Huế.

Bạn đang đọc: Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế

Lịch sử Đại Nội Huế

Với vị trí thuận lợi nằm hai bên bờ hạ lưu sông Hương và tựa lưng vào dãy Trường Sơn nên từ rất sớm, Huế đã được chọn làm thủ phủ dưới các đời chúa Nguyễn. Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long lại một lần nữa chọn Huế làm nơi đóng đô. Để xây dựng quần thể kinh thành làm nơi hội họp triều đình và sinh hoạt hoàng gia, năm 1803, vua Gia Long đích thân tiến hành khảo sát chọn ví trí xây thành mới. Là người có hiểu biết rộng nên vua Gia Long đã rất cân nhắc trong việc chọn vị trí xây dựng kinh thành để làm bền long mạch. Và vùng đất rộng bên bờ Bắc sông hương, gồm các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, An Hòa, An Mỹ, An Vân, Diễn Phái, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của sông Bạch Mã và Kim Long được chọn.

Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế

Đại Nội là điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Huế

Năm 1804, kinh thành (kinh thành là khu vực rộng lớn gồm nhà dân, nhà quan lại và phần quan trọng nhất là Đại Nội) bắt đầu được xây dựng với mặt chính hướng về núi Ngự bình cao hơn 100m, hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên tạo thế tả thanh long và hữu bạch hổ, minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng. Do quy mô khá rộng lớn, khoảng 520ha nên đến năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng, kinh thành Huế mới hoàn thành.

Kiến trúc Đại Nội Huế

Như đã đề cập ở trên, Đại Nội Huế bao gồm hai phần là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành gồm khoảng 100 công trình được xây dựng trên một khu đất gần như vuông với mỗi cạnh dài khoảng 600m. Cửa chính của Hoàng Thành là Ngọ Môn quay mặt về hướng Nam, ba cửa còn lại là Hiển Nhơn (phía Đông), Chương Đức (phía Tây) và Hòa Bình (phía Bắc).

Hầu hết các công trình bên trong Hoàng Thành đều được xây dựng trên trục đối xứng theo nguyên tắc (tính từ trong ra) tả nam hữu nữtả văn hữu võ, riêng trục chính giữa là các cung điện dành cho vua. Điểm ấn tượng của các công trình này là được xây dựng hài hòa với thiên nhiên. Phần lớn các cung điện đều có hồ nước, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và những loại cây lâu năm để giữ sinh khí.

Tử Cấm Thành nằm trong lòng Hoàng Thành, có chu vi 324m×290,68m và cũng được xây dựng đối xứng qua trục chính, kéo dài từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự. Tử Cấm Thành có 7 cửa và hàng chục công trình kiến trúc lớn nhỏ. Trong đó, đáng chú y nhất là điện Cần Chánh, nơi vua làm việc và thiết triều. Ngoài ra, còn có nơi sinh hoạt của vua, hoàng tộc, các công trình phục vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, giải trí…

Những điểm tham quan nổi bật bên trong Đại Nội Huế

Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam cận đại, kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô nhất. Nó không chỉ biểu hiện cho sự phát triển của đất nước mà còn là kết tinh thẩm mỹ, kiến trúc, sự tài hoa và sáng tạo của con người. Nếu có dịp du lịch đến thành phố ven sông Hương, du khách đừng quên ghé thăm những địa điểm du lịch Huế sau:

Ngọ Môn

Tìm hiểu thêm: Đặc sản Huế – Mè xửng cố đô Huế

Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế

Khách du lịch tham quan Ngọ Môn Huế.

Ngọ Môn là cửa phía Nam và cũng là cửa chính của Hoàng Thành. Công trình được xây dựng vào năm 1834 với hai phần chính là đài – cổng và lầu Ngũ Phụng. Đài – cổng có bình diện hình chữ U vuông góc với diện tích hơn 1560m2, gồm 5 lối đi. Trong đó, lối chính chỉ dành cho vua, hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ theo cùng đoàn Ngự đạo, và hai lối bên cùng là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ Phụng đặt phía trên đài – cổng, chạy dọc theo thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng với khung được xây dựng bằng 100 cây cột gỗ lim và nhiều đường nét thiết kế tinh xảo. Đặc biệt, mái tầng trên chia thành 9 bộ, bộ chính giữa lợp ngói lưu ly vàng và tám bộ còn lại lợp màu xanh. Chính vì thế, dân gian hay truyền tai nhau câu ca dao: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, 1 lầu vàng 8 lầu xanh, 3 cửa thẳng 2 cửa quanh…

Là một kiến trúc độc đáo thời phong kiến, Ngọ Môn còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, trong đó nổi bật là sự kiện vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 25/8/1945.

Điện Thái Hòa

Khám phá vẻ đẹp Đại Nội Huế

>>>>>Xem thêm: ​Du lịch Vũng Tàu nên đi vào tháng mấy?

Điện Thái Hòa là nơi 13 vua Nguyễn đăng quang.

Điện Thái Hòa là điểm đến quen thuộc của khách du lịch trong những tour du lịch Huế 2 ngày. Điện được xây dựng vào năm 1805, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn và tổ chức các sự kiện quan trọng như sinh thần vua, tiếp đón sứ thần và các buổi đại triều vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Năm 1833, khi quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, vua Minh Mạng cho dời điện về phía Nam và làm lại đồ sộ hơn. Trải qua các đời vua Nguyễn, điện Thái Hòa đã nhiều lần tu sửa và có phần thay đổi so với kiến trúc ban đầu. Tuy vậy, nơi đây vẫn là một di tích quan trọng trong quần thế Kinh thành Huế.

Ngoài những địa điểm kể trên, Đại Nội Huế còn rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo như điện Cần Chánh, điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, cung Trường Sanh..

Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế (bao gồm Kinh thành Huế) được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là một sự động viên mạnh mẽ để chính quyền và người dân địa phương ra sức bảo tồn cũng như giới thiệu với khách du lịch gần xa biết về di sản kiến trúc này.

Bên cạnh Đại Nội Huế, đặt tour du lịch Hội An của Kinhnghiem24h.edu.vn, du khách còn được ngắm nhìn vẻ đẹp chùa Thiên Mụ Huế, khám phá Vịnh Lăng Cô và thưởng thức nhã nhạc cung đình… Hiện tại, Kinhnghiem24h.edu.vn đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn, du khách có thể gọi đến số tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 để được tư vấn rõ hơn. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình thật vui và thú vị!

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *