Tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu là một dấu ấn cổ xưa còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Trải qua hơn một nghìn năm tuổi nhưng tháp cổ vẫn sừng sững, hiên ngang tồn tại đến tận bây giờ. Ngoài những hiện vật tìm thấy khi khai quật ngôi tháp cổ thì nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú đến nay vẫn chưa thể lí giải được. Mời quý khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn về Bạc Liêu để khám phá những bí ẩn được của tháp cổ Vĩnh Hưng.
Bạn đang đọc: Khám phá bí ẩn tháp cổ Vĩnh Hưng hơn nghìn năm tuổi
1. Tận mắt ngắm công trình lịch sử hơn 1000 năm tuổi
Tháp Cổ Vĩnh Hưng thuộc ấp Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tháp cổ được phát hiện từ năm 1911 khi các nhà khảo cổ người Pháp đến khai quật, nghiên cứu. Trải qua nhiều năm, tháp cổ này cũng mang nhiều tên gọi khác nhau như tháp Lục Hiền, Trà Long, tháp Bhah Dhat. Nơi đây luôn là một địa điểm thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà khảo cổ và du khách.
Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản nhưng điều mà du khách ngạc nhiên là nó đã tồn tại khá nguyên vẹn hơn 1000 năm dù lộ thiên trên mặt đất. Ở tháp cổ này, những viên gạch được làm từ nhiều niên đại trước đến nay vẫn còn chắc chắn mặc cho bao biến cố, thăng trầm của thời gian, của khí hậu. Chúng xếp chồng lên nhau lớp lớp vừa khít không hề có một kẽ hở nào, kết nối với nhau tạo nên một khối tháp vững chắc, đồng thời tạo thêm những đường uốn vòm tài tình. Những nhà khảo cổ học cũng không hề tìm thấy dấu vết của các chất kết dính giữa những viên gạch với nhau. Điều đó có thể nhận định rằng, từ thời cổ xưa đó, con người đã có những sự sáng tạo, sự tài hoa trong xây dựng mà ngày nay chúng ta khó có thể tưởng tượng ra được.
Tháp cổ Vĩnh Hưng hơn 1000 năm tuổi vẫn sừng sững hiên ngang tồn tại
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một mảnh đất rộng cao hơn 0,5m. Chân tháp hình chữ nhật với độ dài một cạnh là 5,6m, cạnh kia là 6,9m và chiều cao là 8,9m. Tháp được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng. Tháp có một gian hình chữ nhật, tường khá dày và nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính.
Khi đến tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính, huyền bí, bền bỉ của một kiệt tác do con người tạo nên từ thời cổ xưa. Ngôi tháp được xem như một cổ vật linh thiêng. Nhiều người tin tưởng rằng: cổ vật này chứa đựng nhiều bí ẩn của thế giới tâm linh cho nên ít ai dám có hành động bất kính với tháp cổ. Chính vì vậy, ngôi tháp vẫn còn bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Bộ Linga và Yoni được phục dựng tại tháp cổ
Bên trong tháp cổ còn có trưng bày bộ Linga – Yoni tượng trưng cho âm dương hòa hợp được phục chế lại theo hệ phái tín ngưỡng Phồn Thực. Phồn có nghĩa là nhiều, Thực là thực phẩm, thức ăn, hiểu rộng ra nữa là dân cư đông đúc, sung túc. Như vậy tín ngưỡng Phồn Thực mong muốn tạo ra một xã hội đầy đủ cả về con người và của cải. Bộ Linga – Yoni nguyên gốc đang được gìn giữ tại bảo tàng Bạc Liêu. Bộ Linga và Yoni và tín ngưỡng Phồn Thực mang nhiều giá trị đối với văn hóa, văn minh của con người.
2. Các thông tin gắn liền với lịch sử hình thành tháp cổ vẫn còn nhiều bí ẩn
Để tìm hiểu về các thông tin liên quan đến tháp cổ thì đã có các nhà khảo cổ học đến khai quật nhiều lần. Sau mỗi lần khai quật tháp cổ thì có những giả định liên quan đến thời điểm xuất hiện của di tích này và hiện tại có nhiều chi tiết vẫn chỉ là ẩn số.
- Lần khai quật đầu tiên
Có thông tin cho rằng, sau khi được phát hiện, từ năm 1911 đến 1959 những nhà khảo cổ Pháp đã đi khảo sát các công trình cổ đại ở các nước Đông Dương là thuộc địa. Khi họ tìm đến tháp thì phát hiện rất nhiều hiện vật mà chủ yếu là vật thờ cúng. Một trong những tấm bia tìm thấy ở trong chùa cạnh tháp có khắc chữ Phạn ghi rõ tên của vua Yacovan Man cùng với tháng Karhila năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên ở thê kỷ thứ IX. Ở thời kỳ này, tháp cổ Vĩnh Hưng có tên gọi Trà Long và Lục Hiền.
- Lần khai quật thứ 2
Năm 1960, các nhà khảo cổ thuộc viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã đến đào một hố khảo sát và phát hiện ra một số hiện vật như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga – Yoni… xác định niên đại của tháp là từ thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.
Đầu tượng thần được tìm thấy tại tháp cổ
- Lần khai quật thứ 3
Tiếp tục hành trình giải mã tháp cổ Vĩnh Hưng, vào năm 2002 nhà khảo cổ đã khai quật một vị trí gần chân tháp phát hiện những cổ vật liên quan đến Phật giáo và những di vật thường tìm thấy trong những phế tích kiến trúc ở Óc Eo. Nền văn hóa Óc Eo phát triển từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ bảy. Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra nhiều tấm ngói vẫn còn giữ nguyên vẹn hoa văn; nhiều tượng đồng đặc biệt quý hiếm; một điểm đặc biệt là những phát hiện này trước đây chưa từng thấy ở đâu và cũng như chưa có một sách nào nói về những tượng cổ này.
- Lần khai quật thứ 4
Cuối năm 2011 việc khai quật được thực hiện thêm một lần nữa tại khu đất trước tháp, các nhà khảo cổ phát hiện thêm một số cổ vật quý như hai di vật bằng đá, một di vật bằng đồng độc bản nằm ở độ sâu gần 2m. Ngoài ra, nhóm nhà khảo cổ vừa phát hiện thêm một sàn gạch rộng khoảng 25m2.
Tìm hiểu thêm: 1 ngày tham quan Vườn chôm chôm nổi tiếng ở Đồng Tháp
Những di vật bằng đồng hiếm thấy ở tháp cổ nay được để trưng bày trong bảo tàng
3. Kết luận của các nhà khoa học về tháp cổ Vĩnh Hương
Qua nhiều cuộc hội thảo cùng các bằng chứng di vật thu thập được ở tháp cổ, các nhà khảo cổ nhận định tháp Vĩnh Hưng thuộc nền văn hóa Óc Eo xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 và phát triển đến thế kỷ thứ 13 thì suy vong. Tháp cổ Vĩnh Hưng không phải là di tích đơn lập hay đơn độc mà cùng với nó còn có các di tích thuộc dạng cư trú, sinh hoạt phân bổ ở nhiều nơi trong vùng Vĩnh Hưng. Tuy nhiên, các di tích ấy đã trở thành phế tích, ghi lại dấu vết của một khu cư dân khá lớn đã tồn tại từ cách nay nhiều thế kỷ, chỉ có tháp Vĩnh Hưng còn bảo tồn được khá nguyên vẹn.
Nhà trưng bày những dữ liệu, di vật của nền văn hóa Óc Eo ở tháp cổ Vĩnh Hưng
Hiện tại, nhà trưng bày gần tháp cổ có lưu giữ các hiện vật được tìm thấy khi khảo sát, thu thập các hình ảnh, dữ liệu liên quan đến nền văn hóa Óc Eo không chỉ ở Bạc Liêu mà còn ở nhiều tỉnh thành khác vùng Tây Nam Bộ. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu những thông tin xung quanh về lịch sử hình thành tháp cổ Vĩnh Hưng và tận mắt ngắm nhìn tượng thần Brahma và những hiện vật cổ xưa khác.
Ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng đã được tôn tạo, trùng tu cùng với việc cho xây dựng những phòng trưng bày các hiện vật đã khai quật được cũng như các tư liệu có liên quan đến tháp cổ này. Chính điều này đã thu hút nhiều du khách đến với tháp cổ Vĩnh Hưng tìm về tháp cổ để hiểu hơn về một thời vàng son của một nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng, một nền văn hóa tiêu biểu của người Phù Nam xưa.
>>>>>Xem thêm: Buổi tối ở Sapa nên đi đâu chơi?
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992
Đến thăm tháp cổ Vĩnh Hưng hơn 1000 năm tuổi, du khách như được ngược dòng thời gian tìm về những nét văn hóa xưa lâu đời còn sót lại đến tận bây giờ. Điều đó khiến chúng ta lại càng thêm trân trọng và tự hào về những gì mà con người xa xưa đã tạo nên. Và thật may mắn vì đến tận bây giờ, dù sống ở thời đại cách hơn 1000 năm so với thời điểm tháp cổ được xây dựng mà chúng ta vẫn được nhìn thấy tận mắt, chạm sờ vào một công trình kiến trúc cổ xưa. Dấu tích này để lại đã cho chúng ta tìm hiểu được biết bao điều kỳ diệu trên trái đất này.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp