Nếu du khách đang muốn tìm kiếm thông tin về những lễ hội ở Hà Nội thì bài viết dưới đây mà Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp được chắc chắn sẽ đem lại cho du khách câu trả lời mà mình cần.
Bạn đang đọc: Khám phá 50 lễ hội lớn nhất ở Hà Nội không phải ai cũng biết
Đi vào phần thông tin chi tiết từng lễ hội ở Hà Nội, cụ thể như sau:
Tham gia Tour Hà Nội để khám phá được phần nào những lễ hội lớn trong bài viết này du khách nhé
1. Lễ hội đình, đền Cao Sơn (Kim Liên)
Diễn ra vào tháng 3 âm lịch, cụ thể là ngày 15 và 16 tháng 3 tại Làng Kim Liên cũ (Nay thuộc khu vực phường Phương Liên – quận Đống Đa – hà Nội.
Đền thờ Cao Sơn Đại Vương – đây là một trong tứ trấn của Thăng Long.
Một số hoạt động trong lễ hội: thi cắt tóc, nấu ăn, bày cỗ, rước kiệu, tế lễ, chọi chim…
Lễ hội đình Cao Sơn ở Hà Nội
VF40:Tour du lịch Chùa Hương 1 Ngày Khởi Hành Từ Hà Nội
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Chùa Hương
Giá Từ
Xem Tour
2. Đêm hội Giã La
Đêm hội diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 1 âm lịch. Được biết lễ hội Giã La này 5 năm sẽ được tổ chức 1 lần.
Địa điểm diễn ra lễ hội nằm ở Xã Dương Nội, huyện Hoài Đức – Hà Nội.
Một số hoạt động trong đêm hội: diễn trò săn hổ, rước đêm, rước hoàn cung…
Đêm hội Giã La quy tụ sự góp mặt của khá nhiều người dân và khách du lịch từ xa đến
3. Hội đánh cá Làng Me
Lễ hội này diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 2.2 đến ngày 10.2 âm lịch hằng năm, trong đó thời gian chính của lễ hội diễn ra vào ngày 4.2 âm lịch.
Địa điểm diễn ra lễ hội này nằm ở xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ – thành phố Hà Nội.
Một số hoạt động nổi bật của lễ hội: hát đúm, thi đánh cá tế thánh Tản Viên, đáo đĩa, làm tiệc cá…
4. Hội Đình Mai
Thời gian lễ hội Đình mai diễn ra: vào ngày 20/12 âm lịch hằng năm tại xã Thanh mai, thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội.
Được biết Đình Mai thờ Hà Khôi đại vương – đây là một vị tướng tài có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Một số hoạt động nổi bật của Hội Đình Mai: Chọi gà, chơi cờ tướng, tế thần…
Tưng bừng hội Đình Mai ở Hà Nội (Ảnh: sưu tầm)
5. Hội đình An Phú
Hội đình An Phú diễn ra trong ngày 13.2 âm lịch tại địa chỉ phường Nghĩa Đô, thuộc khu vực quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Theo như tìm hiểu của Kinhnghiem24h.edu.vn, đình An Phú thờ 2 vị thần là Thần Nguyễn Bông và Trần Toàn.
Hội đình An Phú có một trò chơi khá thú vị, đó là trò chơi đi cầu noi nổi tiếng.
6. Hội Đại Mỗ
Lễ hội này diễn ra trong khoảng thời gian 3 ngày, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch hằng năm tại địa chỉ xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Một số hoạt động chính trong lễ hội là: hát ả đào, thi thổi xôi, cờ người…
Hội làng Đại Mỗ
7. Hội đình Gia Thụy
Hội đình Gia Thụy diễn ra vào ngày 10.2 âm lịch tại địa chỉ đình Gia Thụy, thuộc phường Gia Thụy. Ngoài ra còn 1 địa điểm tổ chức nữa là đền Yên Tân, thuộc phường Ngọc Thụy – quận Long Biên – Hà Nội.
Đình Gia Thụy tôn thờ Đồng Lương, Quý Nương, Trung Thành, Thung Vinh…
Một số hoạt động chính của đình là đu bay, cờ người và ca trù…
Cùng tìm hiểu thêm những kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội để chuẩn bị thật tốt cho chuyến tham quan thủ đô sắp tới của mình du khách nhé
8. Hội đình Nhật Tảo
Diễn ra vào ngày 11/2 âm lịch tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội, hội đình Nhật Tảo có một số hoạt động thú vị cho các bạn trải nghiệm, đó là thi bánh giầy, chè kho…
Hình ảnh Hội đình Nhật Tảo ở Từ Liêm – Hà Nội
9. Hội đình Kim Mã Hạ
Diễn ra vào ngày 10.1 âm lịch, hội đình Kim Mã Hạ được tổ chức tại địa chỉ số 6 phố Kim Mã, phường Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.
Một số hoạt động thú vị mà Kim Mã Hạ mang lại, đó là: thi thuyền nan, leo cầu…
Lễ hội đình Kim Mã Hạ ở Ba Đình
10. Hội đình Bà Tía
Diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8.2 đến hết ngày 10.2 âm lịch hằng năm, hội đình Bà Tía được tổ chức tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội.
Một số hoạt động thú vị tại hội đình này là thi cầu đập nồi niêu, đánh cờ, thi đấu vật…
Khung cảnh đình Bà Tía ở thôn Vĩnh Ninh
11. Hội đình Gừng
Hội đình diễn ra trong ngày 12.2 âm lịch hằng năm tại phương Khương Đình – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Hoạt động thú vị của hội đình Gừng là chơi cờ người, hát chèo, múa sư tử, múa rồng…
12. Hội đình Phú Diễn
Hội đình diễn ra vào ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch tại địa chỉ xã Phú Diễn, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Một số hoạt động thú vị tại hội đình Phú Diễn cho các bạn trải nghiệm, đó là đấu vật, hát ca trù, múa rối nước, đấu roi, bịt mắt bắt dê…
Hội đình Phú Diễn diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm
13. Hội đình Thanh Liệt
Hội đình Thanh Liệt diễn ra vào ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch hằng năm tại phường Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Một số hoạt động mà đình Thanh Liệt mang lại: diễn tuồng, chọi gà, rước kiệu từ đình nội ra đình ngoại, đánh cờ bỏi…
Người dân địa phương tham dự lễ hội đình Thanh Liệt
14. Hội Đình Trần Đăng
Thời gian diễn ra hội đình: 6.1 âm lịch.
Địa điểm diễn ra hội đình: ở làng Trần Đăng, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Hoạt động thú vị trong hội đình: hóa trang hổ, đuổi bắt giặc…
Lễ hội đình Trần Đăng
15. Hội đình Quảng Bá
Thời gian diễn ra hội đình: từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm tại thôn Quảng Bá – phường Quảng An – quận Tây Hồ – Hà Nội.
Hoạt động thú vị của hội đình: chọi gà và cờ người cực kỳ thú vị…
Lễ hội đình Quảng Bá ở Tây Hồ – Hà Nội
16. Hội đền Đông Bộ Đầu
Thời gian diễn ra: vào ngày 8.1 âm lịch hằng năm.
Địa điểm diễn ra hội đền: xã Thống Nhất, thuộc huyện Thường Tín – Hà Nội.
Một số hoạt động thú vị mà hội đền mang lại: tổ chức trò chơi múa gậy thú vị, làm lễ tưởng niệm công ơn Ứng Thiên đã diệt trừ thuồng luồng, bảo vệ cuộc sống an bình cho người dân…
Vui chơi trong lễ hội đền Đông Bộ Đầu
17. Hội đình Thượng Lão
Hội đền Thượng Lão diễn ra vào ngày 7.1 âm lịch hằng năm tại thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, Đông Anh, hà Nội.
Hoạt động tại hội đình Thượng Lão: đấu vật, thả diều, ca trù, cờ người…
18. Hội đình Văn Khê
Hội đình này diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến hết ngày 18 tháng 5 âm lịch hằng năm tại địa chỉ xã Nghĩa Hương – Huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Hội đình Văn Khê diễn ra một số hoạt động thú vị, đó là đánh cờ, tổ tôm điếm, lễ rước nước, diễn chèo…
Hội đình Văn Khê
19. Hội đền Bà Tấm
Diễn ra trong 3 ngày, đó là ngày 19.2, ngày 22.2 và ngày 25.7 âm lịch hằng năm. Trong đó ngày chính thức của hội đền này là 19.2 âm lịch.
Được biết đây là một hội đền khá lớn và thường thì 5 năm mới diễn ra 1 lần tại thôn Dương Đá, xã Dương Xá, Gia Lâm – Hà Nội.
Người dân nô nức chào đón lễ hội đền Bà Tấm ở Gia Lâm – Hà Nội
20. Hội đền Ghềnh
Diễn ra vào ngày 20.8 âm lịch hằng năm tại thôn Ái Mộ, phường Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội.
Một số hoạt động hay, thú vị mà hội đình Ghềnh mang lại: Hát văn ca ngợi công đức của Thánh Mẫu.
Lễ hội đền Ghềnh. Ảnh Sưu tầm
21. Hội đền Cai Công
Hội đền này được diễn ra trong những khoảng thời gian: từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch và ngày 7.7 âm lịch hằng năm tại làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao – Thanh Oai – Hà Nội.
Một số hoạt động mà hội đền mang lại, đó là: chọi gà, đấu vật, cúng cỗ chay, cờ tướng…
22. Hội đền Dầm
Hội đền diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 2 âm lịch tại thôn Sâm Dương – Ninh Sở – Thường Tín – Hà Nội.
Một số hoạt động tại đền Dầm trong thời gian diễn ra lễ hội, đó là: múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, chọi gà…
Tham dự lễ hội đền Dầm ở Thường Tín
23. Hội đền Hữu Vĩnh
Có 2 khoảng thời gian chính diễn ra hội đền này, đó là:
– Hội xuân diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 1 âm lịch.
– Hội thu diễn ra vào ngày 12.8 âm lịch.
Một số hoạt động của hội đền: rước kiệu, đấu vật, bơi trải…
Hình ảnh đền Hữu Vĩnh ở Hà Nội
24. Hội đền Nguyễn Trãi
Hội đền này diễn ra vào ngày 16.8 âm lịch hằng năm tại địa chỉ Làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, Thường Tín – Hà Nội.
Đền Nguyễn Trãi thờ ông Nguyễn Trãi – ông là một vị khai quốc công thần, một nhà chính trị, nhà đối ngoại tài ba và là nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 15.
Long trọng đón chào hội đền Nguyễn Trãi ở Thường Tín Hà Nội
VF261:Tour Hà Nội – Mai châu 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
25. Hội đền Hát Môn
Hội đền này kéo dài xuyên suốt năm vào những khoảng thời gian:
– Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch.
– Ngày 4 tháng 9 âm lịch.
– Ngày 24 tháng 12 âm lịch hằng năm.
Trong số này thì chính hội là ngày 6.3 âm lịch.
Lễ hội đền Hát Môn
26. Hội đền Hạ Lôi
Lễ hội này diễn ra vào ngày 6 tháng 1 âm lịch hằng năm tại làng Hạ Lôi, thuộc khu vực xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Một số hoạt động chính của hội đền Hạ Lôi cho các bạn tham gia, đó là: cúng bánh dày, giao kiệu và rước kiệu…
Tìm hiểu thêm: Du lịch Hà Nội có gì đặc sắc?
Nét độc đáo đền Hạ Lôi ở Hà Nội
27. Hội đền Thụy Khuê
Diễn ra vào ngày 10.2 âm lịch hằng năm tại địa chỉ số 251 đường Thụy Khuê, thuộc khu vực phường Thụy Khuê, Tây Hồ – Hà Nội.
Hoạt động chính mà hội đền Thụy Khuê mang lại, đó là rước kết chạ với Thủ Lệ.
Đền Thụy Khê ở Tây Hồ
28. Hội đền Thanh Nhàn
Hội đền diễn ra vào ngày 6.1 âm lịch hằng năm tại địa chỉ thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Đền Thanh Nhàn thờ Phù Đổng Thiên Vương.
Hoạt động chính mà hội đền mang lại, đó là: tổ chức đám rước lớn của 9 làng.
Tham khảo thêm: du lịch Hà Nội 1 ngày
Hội đền Thanh Nhàn
29. Hội đua thuyền Yên Duyên
Hội đua thuyền này khá hấp dẫn, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm tại xã Yên Duyên, huyện Thanh Trì – Hà Nội.
Hoạt động chính của lễ hội chính là đua thuyền.
Thưởng thức hội đua thuyền Yên Duyên cực kỳ thú vị ở Thanh Trì Hà Nội vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm
30. Hội đền Sái
Hội đền này còn được biết với tên là hội rước vua sống diễn ra vào ngày 12 tháng 1 âm lịch hằng năm.
Địa điểm tổ chức hội đền Sái nằm ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Hoạt động mà hội đền Sái mang lại, đó là: diễn trò rước Vua sống do 1 cụ già lâu năm đóng vai vua.
Trò rước Vua trong lễ hội đền Sái
31. Hội cướp cầu Viên Nội
Thời gian diễn ra: 8.1 âm lịch hằng năm.
Địa điểm diễn ra: nằm ở thôn Viên Nội, xã Vân Nội – Đông Anh, Hà Nội.
Hoạt động trong hội cướp cầu Viên Nội đó là: trò chơi dùng “ông Móc” móc cầu và giành cầu.
Tưng bừng hội cướp cầu Viên Nội
32. Hội chùa Đậu
– Thời gian lễ hội diễn ra: từ ngày 8 đến hết ngày 10 tháng 1 âm lịch hằng năm.
– Địa điểm diễn ra hội chùa Đậu, đó là: Làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi – Thường Tín – Hà Nội.
– Hoạt động chính của lễ hội: lễ rước nước và lễ Lạp nguyệt.
Tưng bừng hội chùa Đậu ở Thường Tín
33. Hội chùa Hoa Lăng
Hội chùa này diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch hằng năm tại dịa chỉ quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Hoạt động của hội chùa, đó là: lễ đấu thần.
34. Hội chùa Hàm Long
Hội chùa này diễn ra vào ngày 15.5 âm lịch hằng năm tại xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Hoạt động mà hội chùa Hàm Long mang lại: lễ phát tấu cúng Phật, lễ rước văn…
Hội chùa Hàm Long
35. Hội chùa Tây Phương
– Thời gian lễ hội diễn ra: ngày 6.3 âm lịch hằng năm.
– Địa điểm diễn ra lễ hội: xã Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội.
Hoạt động hội chùa: tụng kinh niệm phật và hành hương lễ Phật.
Tham quan chùa Tây Phương ở Thạch Thất – Hà Nội
36. Hội chùa Tam Huyền
Hội chùa này diễn ra vào ngày 6.3 âm lịch hằng năm tại phường Hạ Đình – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Hoạt động chính mà hội chùa Tam Huyền mang lại, đó là vật tay, chọi gà, đấu roi, thi thổi xôi.
Không gian chùa Tam Huyền tổ chức lễ hội
37. Hội Dịch Vọng Trung
Đây là một lễ hội lớn diễn ra 5 năm 1 năm vào ngày 12.2 âm lịch hằng năm. Ngoài ra ngày 15.1 cũng có tổ chức lễ hội này.
Địa điểm diễn ra lễ hội ở thôn Trung, phường Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội.
Hoạt động mà lễ hội này mang lại, đó là: chọi gà, vật võ, đập nồi niêu, đu dây, hát chèo…
38. Hội làng Đại Lan
Hội làng này diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 6.1 đến ngày 8.1 âm lịch hằng năm.
Địa điểm diễn ra hội làng nằm ở Thôn Đại Lan, xã Duyên Hà – Huyện Thanh Trì – Hà Nội.
Hội làng Đại Lan sẽ có một số hoạt động, đó là: đánh gậy, múa roi, hội vật, rước và làm cỗ cá lăng…
Đi Tour du lịch Hà Nội 2 ngày 1 đêm khám phá những điều hay
Hội làng Đại Lan
39. Hội Hoa Sơn
– Thời gian lễ hội diễn ra: ngày 6.1 âm lịch hằng năm.
– Địa điểm diễn ra hội Hoa Sơn: xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa – Hà Nội.
– Hoạt động chính trong lễ hội Hoa Sơn: Hội cầu mùa.
40. Hội Gióng đền Sóc
Lễ hội này diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch, trong đó ngày chính của lễ chính là ngày 7.1 (gọi là ngày thánh hóa).
Hội Gióng diễn ra ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Hoạt động nổi bật mà hội Gióng đền Sóc mang lại, đó là: cướp hoa tre và chém tướng giặc Ân.
Tưng bừng lễ hội Gióng ở Đền Sóc (Ảnh Sưu Tầm)
41. Hội làng Bà Già
Diễn ra từ ngày 9 tháng 1 đến hết ngày 11 tháng 1 âm lịch tại Đình Phú Gia, phường Phú Thượng – Tây Hồ – Hà Nội, hội làng Bà Già có tổ chức hoạt động hát ả đào, rước nước cực kỳ hấp dẫn cho các bạn thưởng thức.
42. Hội phủ Tây Hồ
Lễ hội này diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch tại phường Quảng An, Quận Tây Hồ – Hà Nội.
Hoạt động chính của hội phủ Tây Hồ là dâng hương và hát văn.
Hội phủ Tây Hồ được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 7.3 âm lịch
43. lễ hội Đống Đa
Đây là một lễ hội khá lớn ở Hà Nội, diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 1 âm lịch hằng năm tại Gò Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội.
Hoạt động chính mà lễ hội Đống Đa tổ chức là rước rồng lửa Thăng Long cực kỳ hoành tráng.
Lễ hội Đống Đa ở Hà Nội
44. Lễ hội đình Nhật Tân
Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 11 tháng 2 âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Đình Nhật Tân, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, Tây Hồ – Hà Nội.
Hoạt động mà lễ hội đình Nhật Tân mang lại, đó là: rước kiệu, rước nước, dâng hương, biểu diễn chèo, đánh cờ…
Tổ chức lễ hội đình Nhật Tân ở Tây Hồ
45. Lễ hội đền Bạch Mã
Lễ hội này diễn ra ở đền bạch Mã, số 76 phố Hàng Buồm, khu vực quận Hoàn Kiếm vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Hoạt động chính của lễ hội, đó là: múa rồng, tiến trâu, rước kiệu, dâng hương…
Lễ hội đền Bạch Mã ở Hà Nội
46. Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội này diễn ra ở khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội từ ngày 6 đến ngày 15 tháng 1 âm lịch hằng năm.
Lễ hội Cổ Loa
47. Lễ hội chùa Hương
Đây là một lễ hội dài, diễn ra từ ngày 6 tháng giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Hoạt động chính mà lễ hội mang lại, đó là múa rồng và bơi trải.
Tưng bừng lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội
48. Lễ hội Làng Bát Tràng
– Thời gian diễn ra lễ hội: từ ngày 14 đến hết ngày 16.2 âm lịch hằng năm.
– Địa điểm diễn ra lễ hội: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
– Hoạt động chính của lễ hội: tắm bài vị, rước nước, thi sáng tác ca trù…
Lễ hội làng Bát Tràng
49. Lễ hội đình Yên Phụ
Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hằng năm tại đình Yên Phụ, phường Yên Phụ, Tây Hồ – Hà Nội.
Hoạt động chính mà lễ hội mang lại, đó là cờ người, múa lân, múa rồng, bơi thuyền…
Lễ hội đình Yên Phụ (Ảnh: Sưu Tầm)
VF521:Tour Du Lịch Chùa Bái Đính – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Chùa Bái Đính – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
50. Lễ hội Kén Rễ
Lễ hội này diễn ra vào ngày 2 tháng 2 âm lịch hằng năm tại làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh – Hà Nội.
Hoạt động chính của lễ hội nhằm chọn rể tài giỏi, đức độ cho nữ tướng Lê Hoa.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Sapa sau Tết
Lễ hội kén rể được tổ chức cực kỳ long trọng ở làng Đường Yên
Trên đây là thông tin về 50 lễ hội ở Hà Nội mà Kinhnghiem24h.edu.vn đã tổng hợp cho du khách tham khảo. Ngoài những lễ hội này, chắc chắn Hà Nội còn nhiều lễ hội khác nữa, chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu tiếp cho du khách ở những bài sau. Mọi thông tin thắc mắc, du khách có thể gọi cho Kinhnghiem24h.edu.vn theo số 1900 6749 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.
Kinhnghiem24h.edu.vn sưu tầm và tổng hợp