Cháo cá lóc là một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng của vùng đất Tây Nam Bộ. Thế nhưng, du khách vẫn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn này ngay tại nhà nếu làm theo hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc miền Tây ngon nhất của Kinhnghiem24h.edu.vn.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc miền Tây ngon nhất
-> Bài liên quan: TOP 3 cách nấu bánh canh cá lóc miền Tây “ngon miễn chê”
Cháo cá lóc miền Tây là món ăn có cách chế biến vô cùng đơn giản
1. Cháo cá lóc cần những nguyên liệu gì?
Cháo cá lóc là một món ăn đặc sản ở miền Tây dân dã lại vô cùng thơm ngon. Những nguyên liệu dùng để nấu món cháo cá lóc miền Tây cũng là những sản vật rất quen thuộc của người dân miền Tây sông nước. Vậy du khách có biết có gì trong 1 tô cháo cá lóc miền Tây không? Để nấu được 1 nồi cháo cá lóc đủ cho gia đình 3 người ăn thì nguyên liệu gồm có:
Một vài nguyên liệu chính để nấu cháo cá lóc miền Tây
– 1 con cá lóc 500g – 700g.
– 500g gạo dẻo.
– 250g nấm rơm.
– Rau đắng, giá đỗ, hành lá, hành tím và các loại gia vị.
Cháo cá lóc miền Tây sẽ ngon hơn nếu bạn chọn được những nguyên liệu hảo hạng nhất. Các nguyên liệu tươi sống như cá lóc, nấm rơm, rau đắng phải đảm bảo tươi thì khi nấu, cháo cá lóc sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn.
-> Tham khảo thêm: Đi miền Tây nên mua đặc sản gì làm quà?
2. Cách nấu cháo cá lóc miền Tây tại nhà
Các nguyên liệu để nấu cháo cá lóc miền Tây sau khi mua về phải được rửa sạch và sơ chế. Rau đắng lặt gốc, giá đỗ phải rửa sạch, hành lá rửa sạch, cắt bỏ phần rễ, hành tím lột vỏ, xắt lát mỏng và phi thơm trong chảo mỡ, còn nấm rơm sẽ được cắt làm đôi, sau đó rửa sạch và ngâm nước muối từ 10 – 15 phút. Sau khi hoàn tất việc rửa và sơ chế các loại rau, ta tiến hành nấu cháo.
Nấm được cắt làm đôi và rửa sạch, để ráo
Theo như cách nấu cháo cá lóc miền Tây của người bản xứ thì họ không vo gạo ngay mà sẽ được rang sơ trong chảo cho đến khi gạo ngả vàng và có mùi thơm thoang thoảng rồi mới nấu cháo. Làm như vậy thì khi nấu cháo gạo sẽ nhanh chín và có mùi thơm nhẹ vô cùng hấp dẫn.
Sau khi nấu trong nồi khoảng 30 – 40 phút thì cháo sẽ chín. Ta cho thêm nấm rơm đã cắt đôi vào nấu thêm 5 phút, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Sau đó, ta cho tiếp hành lá đã cắt nhỏ, hành tím phi thơm vào.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đường đi đến đèo Ô Quy Hồ đầy đủ, chi tiết nhất
Rang gạo cho thơm trước khi nấu cháo
VF10:Tour Miền Tây | Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc (3N2Đ) | Miệt vườn – Chợ nổi – Cồn Sơn – Rừng tràm Trà Sư
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chùa Vĩnh Tràng – Cồn Lân – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Vườn Trái Cây – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ -Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
Để hoàn thành món cháo cá lóc thì không thể thiếu phần thịt cá lóc được. Cá lóc sau khi mua về sẽ được cạo vảy và làm đầu nhưng giữ lại bộ ruột cá để giống “chất miền Tây” bởi vì người miền Tây cho rằng ruột cá lóc là bộ phận ngon nhất của cá.
Khi đã hoàn thành xong công đoạn sơ chế cá thì ta bắt đầu luộc cá. Cá lóc sẽ được luộc trong nồi nước sôi cùng với 2 – 3 miếng hành tím để cá khỏi bị tanh. Luộc khoảng 20 phút đến khi cá chín đều thì ta bắt đầu vớt cá ra.
Cá lóc được lọc bỏ hết xương, ướp tiêu và bột nêm
Sau khi để nguội khoảng 5 – 10 phút thì ta tiến hành bóc thịt cá lóc, bỏ xương cá. Trong khi bóc thịt cá lóc thì các bạn nên lưu ý loại bỏ hết các mẩu xương thừa chứa trong thịt cá lóc, để tránh ăn cháo bị hóc xương cá.
Thịt cá lóc sau khi đã lọc bỏ hết xương lại được ướp chung với tiêu và bột nêm để hương vị thêm đậm đà. Khi ăn, ta chỉ cần thêm phần thịt cá lóc vào trong nồi cháo, khuấy đều 2 – 3 lần rồi múc ra tô và thưởng thức.
VF11:Tour MIỆT VƯỜN – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 3N2Đ | Cái Bè – Cần Thơ – Châu Đốc – Long Xuyên
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Chợ Nổi Cái Răng – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Nhà Cổ Ông Kiệt – Thánh Thất Cái Bè – Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công – Cồn Sơn – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – Tây An Cổ Tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Lăng Thoại Ngọc Hầu – Trại Cá Sấu
Giá Từ
Xem Tour
3. Trình bày món cháo cá lóc miền Tây
Khi đã hoàn thành công đoạn nấu món cháo cá lóc thì ta phải hoàn tất công đoạn cuối cùng là trình bày và trang trí món ăn trước khi mang ra cho gia đình thưởng thức.
Hướng dẫn cách trình bày món cháo cá lóc miền Tây ra bàn ăn đơn giản như sau: cháo sẽ được dọn ra cùng với rau đắng và giá đỗ. Muốn món cháo cá lóc trở nên bắt mắt hơn, bạn có thể thêm vào tô cháo cá lóc một ít rau thơm, ngò, rắc trên mặt tô cháo 1 ít tiêu… Đặc biệt, ăn kèm với cháo cá lóc ngoài rau đắng còn có 1 chén mắm mặn với 1 vài lát ớt để mắm thêm đậm vị.
>>>>>Xem thêm: Đặc sản Hà Nội – Ô mai Hàng Đường
Cùng thưởng thức món cháo cá lóc rau đắng miền Tây nào!
Các công đoạn nấu và trình bày cháo cá lóc miền Tây nói thì đơn giản nhưng muốn món ăn được ngon đòi hỏi bàn tay chế biến tỉ mỉ và khéo léo của người đầu bếp trong từng công đoạn sơ chế, nấu cháo, cho đến cách trình bày. Cháo cá lóc rau đắng là một món ăn miền Tây rất ngon và bổ dưỡng có thể dùng trong bữa ăn sáng chính hoặc bữa lỡ buổi chiều đều được cả.
Tham khảo, đặt ngay những Tour du lịch Miền Tây chất lượng cao do Kinhnghiem24h.edu.vn tổ chức.
Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc miền Tây ngon nhất ở trên thật đầy đủ và chi tiết phải không ạ? Vậy du khách còn đợi gì mà không nhanh tay lưu lại các công đoạn chế biến món cháo cá lóc miền Tây để nấu cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức. Hi vọng rằng những chia sẻ nấu cháo cá lóc cùng những kinh nghiệm chế biến, trình bày cháo cá lóc lên bàn ăn của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ mang đến cho bạn và gia đình những bữa ăn thật tuyệt vời!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp