Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

Đền Quán Thánh hay còn được gọi là Trấn Vũ Quan, Trấn Bắc – một trong Thăng Long Tứ Trấn đất kinh kì xưa. Ngôi đền thiêng này thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần phương Bắc nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi quân xâm lăng. Trải qua hơn 10 thế kỉ với những biến thiên thời cuộc, đền Quán Thánh vẫn còn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính của một ngôi đền thiêng và những dấu ấn lịch sử. Cho đến nay, đền là một trong những điểm đến hấp dẫn của thủ đô. Bài viết Giới thiệu đôi nét về đền Quán Thánh ở Hà Nội sau đây sẽ cho quý khách cái nhìn bao quát hơn về một trong tứ trấn của Thăng Long xưa.

Bạn đang đọc: Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

Đặt ngay Tour Hà Nội 1 ngày đến tham quan ngôi đèn Quán Thánh nổi tiếng này.

Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

Đền Quán Thánh nay nằm trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội
 

Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

VF521:Tour Du Lịch Chùa Bái Đính – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Chùa Bái Đính – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Đôi nét lịch sử của đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh nằm trên đường Cổ Ngư xưa, nay là đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đền nằm ngay ngã tư giữa đường Thanh Niên và Quán Thánh, gần với cửa Bắc thành Hà Nội và ngay sát Hồ Tây và chùa Trấn Quốc. Bởi vậy nếu ghé thăm đền Quán Thánh quý khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng thêm nhiều địa điểm du lịch đẹp Hà Nội ở gần đó.

Không biết chính xác đền Quán Thánh được xây dựng tự bao giờ. Tuy nhiên theo nhiều tư liệu thì đền được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng vào năm 1010. Tích xưa kể rằng vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được một vị hoàng tử.

Từ đó Nhà vua lệnh xây đền Trấn Vũ (tên gọi xưa của đền Quán Thánh) rước hiệu duệ Huyền Thiên về thờ.

Đền Quán Thánh trở thành Trấn Bắc của đất kinh kì và cùng với đền Bạch Mã, đền Voi Phục và đền Kim Liên tạo thành Tứ trấn của thành Thăng Long.

Qua nhiều triều đại cũng như nhiều biến cố của đất nước, đền cũng đã được tu sửa, biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay đền vẫn được xem là một trong những ngôi đền thiêng liêng với những dấu ấn lịch sử của Hà Nội xưa.

Tìm hiểu thêm: Địa điểm du lịch Hạ Long – Làng chài Vung Viêng

Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

Đền Quán Thánh qua tranh xưa

Nét đẹp kiến trúc của đền Quán Thánh

Đền đã trải qua 10 thế kỉ cùng với nhiều thăng trầm lịch sử. Bởi vậy mà về mặt kiến trúc của đền không còn như xưa. Tuy nhiên, đền là một trong những điểm du lịch Hà Nội đẹp sở hữu nét kiến trúc ấn tượng.

Thời kì đầu đền được xây dựng đền Quán Thánh được xây dựng theo phong cách Phật giáo với những ảnh hưởng của kiến trúc Nho giáo, Đạo giáo (vào thời Lý Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất nhưng bên cạnh đó còn có Nho giáo và Đạo giáo).

Tuy nhiên theo thời gian, nhiều lần tu sửa kiến trúc đền có nhiều thay đổi. Những đặc điểm kiến trúc còn lại của đền Quán Thánh ngày nay mang nhiều đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Xem thêm: Giới thiệu lịch sử Cầu Long Biên ở Hà Nội

Không gian đền Quán Thánh được chia thành nhiều lớp. Đây là cách bố trí khá phổ biến trong các không gian thời phong kiến – chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo và kiến trúc Đông phương nói chung. Sau cổng tam quan là sân đền rồi ba lớp nhà, gồm tiền đế, trung đế và hậu cung.

Toàn bộ không gian đều được trang trí sắc sảo với nhiều chi tiết độc đáo, tinh xảo như tượng, khắc linh vật, hoa văn… Các chi tiết bằng gỗ trong không gian đền cũng khá ấn tượng với những đường nét chạm khắc rất tinh tế.

Ấn tượng nhất trong kiến trúc đền Quán Thánh phải kể đến bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen. Sử chép lại bức tượng này được xây dựng vào đời vua Lê Hy Tông. Tượng Trấn Vũ là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo của người Việt xưa.

Bên cạnh đó là quả chuông đồng trên gác tam quan của đền cao 1,5 mét và nặng 1 tấn. Tiếng chuông đền Trấn Vũ từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân Thăng Long – Kẻ Chợ. Thơ xưa còn ghi lại tiếng chuông đền như một điều gì đó thiêng liêng và đậm chất trữ tình:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”

Ngoài ra, điểm đặc biệt trong kiến trúc đền Quán Thánh đó là bức tượng nổi vị thần Ấn Độ – Rahu trên cổng tam quan. Tuy nhiên nhiều đền thờ ở Hà Nội xưa đều có dấu tích này. Đây có thể là sự giao thoa của văn hóa – tôn giáo – tín ngưỡng của Việt Nam thời đó. 

Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

Kiến trúc đền Quán Thánh xưa
 

Giới thiệu đôi nét về đến Quán Thánh ở Hà Nội

>>>>>Xem thêm: ​Bí quyết chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa vào cuối tuần

VF522:Tour Du Lịch Cố Đô Hoa Lư – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Cố Đô Hoa Lư – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

Theo các kinh nghiệm du lịch Hà Nội chia sẻ thì đền Quán Thánh ngày nay vẫn là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh thiêng liêng của người Hà Nội. Nhiều người tìm đến đền Quán Thánh như một cõi an yên trong tâm hồn. Bên cạnh đó những lữ khách phương xa cũng tìm đến đền để cầu xin những điều tốt lành cho cuộc sống…

Nếu du lịch Hà Nội, có lẽ đền Quán Thánh là một trong những điểm đến mà quý khách không nên bỏ lỡ. Hãy liên hệ với Kinhnghiem24h.edu.vn qua hotline 1900 6749 để được tư vấn và đặt tour.

Kính chúc quý khách có những chuyến đi thú vị với những trải nghiệm đẹp!

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *