Nhắc đến Sóc Trăng, người ta không chỉ nhớ đến chợ nổi Ngã Năm, đến vườn cò Tân Long hay cồn Mỹ Phước mà có một địa điểm cũng nổi bật không kém đó chính là Chùa Ông Bổn. Mặc dù nó không phải là ngôi chùa chính thống của người Việt nhưng được người dân Sóc Trăng và du khách thập phương xem như một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu ở nơi đây. Nếu quý khách chưa từng đặt chân đến ngôi chùa này thì hãy để Kinhnghiem24h.edu.vn giới thiệu đôi nét về Chùa Ông Bổn của người Hoa ở Sóc Trăng cho mọi người cùng biết.
Bạn đang đọc: Giới thiệu đôi nét về Chùa Ông Bổn của người Hoa ở Sóc Trăng
1. Chùa Ông Bổn tồn tại từ khi nào?
Chùa Ông Bổn được xây dựng từ năm 1875 tại số 9 đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1 thành Phố Sóc Trăng. Khi xưa, đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng về sau, trải qua nhiều sự thay đổi, trùng tu và hoàn thiện đến nay, ngôi chùa này đã khang trang và trở thành một địa điểm tâm linh cũng như du lịch nổi tiếng của thành phố này. Mặc dù đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng những nét đẹp và kiến trúc nguyên thủy của chùa Ông Bổn của người Hoa ở Sóc Trăng vẫn được giữ nguyên cho đến hiện tại. Từ xưa đến nay, người dân nơi đây vẫn xem nó là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất.
Chùa Ông Bổn tuy được xây theo kiến trúc Trung Hoa nhưng vẫn gần gũi với người Việt
Ngoài cái tên thường thấy thì chùa Ông Bổn còn có tên gọi khác là chùa A Côn hay Hòa An hội quán. Những tên gọi này xuất phát từ quá trình phát triển, thay đổi của ngôi chùa cùng những tình cảm mà người dân Sóc Trăng dành riêng cho nó.
2. Kiến trúc của Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng có gì đặc sắc?
Tọa lạc giữa lòng thành phố Sóc Trăng là chùa Ông Bổn với những nét kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa cổ đại. Hai chữ “Tăng” và “Phước” được điêu khắc nổi bật ở bên ngoài ngôi chùa với ngụ ý tạo phước, tạo lộc và mong muốn một cuộc sống sung túc, ấm no cho bà con nhân dân nơi đây. Xuất phát từ Trung Hoa – quê hương của Phật A Di Đà, ngay ở kiến trúc, chùa Ông Bổn đã toát lên được tinh thần của nhà Phật đó chính là cứu khổ, cứu nạn và phổ độ chúng sinh.
Đi vào bên trong, du khách sẽ thấy chùa Ông Bổn của người Hoa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “phú” với các họa tiết nổi bật là “long hổ tranh đấu”, “long phụng sum vầy” hay “bát tiên thí võ”. Mỗi họa tiết đều được các nghệ nhân tỉ mỉ chạm khắc trên những bức tường trở thành những bức tranh vô cùng đẹp mắt. Phía trên mái ngói của ngôi chùa là bức tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” sừng sững – đây là hai linh vật thường thấy trong kiến trúc của cung điện, vua chúa hay những nơi linh thiêng thưở xưa. Hai bên cửa chính đi vào điện, người ta chạm khắc rất nhiều những hình vẽ, chữ viết và câu đố dân gian của Trung Hoa để ca ngợi công lao của các vị thần. Còn phía trên, giáp với mái ngói là dàn lồng đèn đỏ phấp phới, làm nổi bật không gian mỗi khi đêm đến.
Bên ngoài ngôi chùa là hai chữ “tăng” và “phước” sừng sững
Màu sắc chủ đạo của chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng là màu đỏ, trắng và xám tạo nên cảm giác gần gũi và ấm cúng. Đặc biệt, khi bước vào bên trong, du khách sẽ nhìn thấy nội thất của chùa đều được xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu đá và gỗ quý. Mái ngói màu đỏ đã phủ một lớp rêu phong cho thấy dấu ấn của thời gian đã phủ lên ngôi chùa này. Còn bên trong các điện thì được lát gạch men trắng, khiến cho du khách mỗi khi đến đây tham quan du lịch đều cảm thấy rất sạch sẽ.
Tổng thể ngôi chùa được “phân kim tam cấp” tạo thành tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi điện đều lập bàn thờ để thờ cúng những vị thần khác nhau. Những cột đá cao ở giữa được xem là các điểm trụ, được trang trí nổi bật với hình tượng rồng, phượng bên trên trông rất cổ kính và đẹp mắt. Ở giữa các điện là “giếng trời” nhằm mang ánh sáng tự nhiên vào với không gian bên trong. Khuôn viên bên trong của các điện đều rộng rãi và thoải mái cho du khách mỗi khi đến thắp hương hay cầu an. Ở trong các điện đều được có những bàn thờ lớn, xung quanh là những bàn thờ nhỏ hơn để thờ cúng các vị thần và Phật tổ.
3. Chùa Ông Bổn thờ cúng những vị thần nào?
Chính điện của chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng là nơi thờ Trịnh Ân tức Cảm Thiên đại đế. Đây là một trong những vị thần văn võ song toàn, có công lớn trong khai sơn lập quốc, cứu giúp chúng sinh. Người dân Trung Hoa cảm động nên khi ông mất đã lập miếu thờ ông làm phúc thần – người mang đến ấm no, hạnh phúc và hy vọng cho nhân dân. Hai gian bên cạnh chính điện là nơi để bàn thờ của Phúc Đức Chính thần và Thiên Hậu Thánh mẫu. Họ đều là những công thần có công lớn trong lịch sử Trung Hoa được người dân tôn trọng và ngưỡng mộ.
Tìm hiểu thêm: Sổ tay khi đi du lịch Hà Nội tự túc sau tết
Khu thờ cúng các vị thần vô cùng trang nghiêm
4. Du khách nên đến Chùa Ông Bổn của người Hoa vào dịp nào?
Với người dân ở Sóc Trăng nói riêng và du khách nói chung, chùa Ông Bổn của người Hoa là một trong những ngôi chùa linh thiêng mà họ lui đến mỗi dịp lễ tết hay lễ rằm để cầu an và xin được ban phước lành cho bản thân và gia đình của mình. Du khách thập phương khi đến Sóc Trăng không nên bỏ qua một địa điểm du lịch và tham quan hấp dẫn như vậy.
>>>>>Xem thêm: Chè Hẻm đặc sản xứ Huế
Ngôi chùa thanh tịnh nơi người dân có thể đến cầu an, cầu hạnh phúc
Đến đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thanh tịnh để trút bỏ muộn phiền trong cuộc sống. Nét đẹp của các họa tiết, các bức tượng nổi tiếng của người Trung Hoa sẽ khiến du khách có cảm giác như đang lạc bước ở một miền đất mới vừa thân thuộc vừa mới mẻ và thú vị.
Trên đây là đôi nét giới thiệu về chùa Ông Bổn của người Hoa ở Sóc Trăng. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất này, quý khách đừng quên ghé đến ngôi chùa cổ kính và linh thiêng này nhé. Đó sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, khiến cho tâm hồn mình thanh tịnh và an yên hơn rất nhiều. Kinhnghiem24h.edu.vn xin chúc quý khách có một chuyến tham quan vui vẻ và an toàn!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp