Mùng 10/3 là ngày gì mà bao người con đất Việt khi đi xa quê hương vẫn mãi nhớ về? Bài viết hôm nay của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ mang đến cho độc giả một số thông tin thú vị về ngày mùng 10/3 của dân tộc Việt Nam.
Bạn đang đọc: “Giải đáp thắc mắc” Mùng 10 tháng 3 là ngày gì?
Xem thêm: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
1. Mùng 10 tháng 3 là ngày gì?
Để ghi nhớ công lao của các đời Hùng Vương, mùng 10/3 hàng năm đã trở thành ngày Giỗ Tổ của các vị Vua Hùng. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người có công hình thành nên nhà nước Văn Lang, Âu Lạc xưa. Họ được xem là Thủy Tổ của dân tộc Việt, là những đấng sinh thành các vị vua Hùng. Vì thế mà ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được lưu truyền qua các triều đại Việt Nam. Và Mùng 10 tháng 3 (âm lịch) là ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Cổng vào Đền Hùng – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ đông đúc khách thập phương vào mùng 10/3
Có thể thấy rằng Ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã có vị thế đặc biệt quan trọng trong lối sống nếp nghĩ của dân tộc Việt. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông và năm 1601, vua Lê Kính Tông đã sao chép đóng dấu trên bản ngọc phả viết thời Trần để tại đền Hùng, nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”. Đến đây du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bản ngọc phả ấy, những cổ vật được nhân dân tại đây lưu giữ qua bao đời.
2. Ông cha ta – thế hệ trước đã giữ gìn và lưu truyền ngày Giỗ Tổ mùng 10/3
Các thế hệ ông cha ta luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong ngày Giỗ Tổ mùng 10/3. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày lễ lớn của dân tộc Việt mà thông qua đó, nó thể hiện lối sống, phong tục tập quán của người Việt trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên.
Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”, câu ca dao xưa đã thể hiện tầm quan trọng của việc nhớ về cội nguồn, truyền thống lâu đời của dân tộc. Vì lẽ đó công lao to lớn của các đời vua Hùng sẽ mãi được kể, truyền từ đời này sang đời khác vào dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Hoạt động này nhằm tri ân, bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên dân tộc và cầu mong cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, đánh tan ngoại xâm và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Hằng năm Việt Nam đều tổ chức ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương, viếng đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ
3. Các hoạt động cúng bái trong ngày lễ mùng 10/3 âm lịch
Trước ngày lễ mùng 10/3, người dân ở Việt Trì, Phú Thọ đã có những hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ hội ở Đền Hùng diễn ra chu đáo, long trọng. Vì đây là ngày lễ lớn của cả nước và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ là nơi cội nguồn của người Việt nên hàng năm du khách đến viếng rất đông. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ tổ chức các hoạt động nghi lễ gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội.
Một buổi hành lễ trước đền Quốc tổ Lạc Long Quân
Phần lễ gồm: Lễ Giỗ đức quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ vào ngày 6/3 âm lịch; Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng vào ngày mùng 10/3; Lễ dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”; Lễ dâng hương của các huyện, thành thị về đền Hùng; Lễ rước kiệu về đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven tổ chức; Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương và các gia đình người dân trên địa bàn tỉnh ngày 10/3 âm lịch.
Tìm hiểu thêm: Thiên Sơn Suối Ngà cách Hà Nội bao nhiêu km?
Hát xoan làng cổ dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Phần hội sẽ gồm các hoạt động: Lễ hội văn hóa dân gian đường phố; Chương trình nghệ thuật; Bắn pháo hoa; Hội trại văn hóa của các huyện, thành thị trong tỉnh và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú Thọ; Liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Trưng bày hiện vật khảo cổ học về sự ra đời, phát triển của Nhà nước Văn Lang thời đại các vua Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Cùng tìm hiểu: ý nghĩa ngày 30/4 – 30/4 là ngày gì?
4. Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 hằng năm của người Việt
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với các hoạt động thu hút khá nhiều du khách thập phương. Cứ đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, dù ai đi ngược về xuôi, cả dân tộc cùng nhau hướng về ngày lễ lớn của đất nước. Đây là dịp để con cháu bao thế hệ cùng nhau bày tỏ lòng tri ân, niềm tự hào đối với truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đến đây, lòng mỗi người con đất Việt sẽ nghẹn ngào nhìn lại hành trình gian nan, đầy biến cố trong những buổi đầu dựng và giữ nước của 18 đời vua Hùng.
Lễ rước kiệu bày tỏ lòng biết ơn của thế hệ trẻ dành cho các vị Vua Hùng vào ngày Giỗ Tổ mùng 10/3
Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để con cháu càng thêm lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở thế hệ trẻ phải hiểu rõ, sâu sắc lịch sử dân tộc, nguồn cội của tổ tiên đất Việt. Nó mang một ý nghĩa nhân văn bắt buộc những ai là “con Rồng cháu Tiên” phải ý thức rõ về nguồn gốc của mình. Qua đó, thế hệ trẻ sẽ có ý thức mài giũa giá trị đạo đức, phẩm chất, không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Có như thế, chúng ta – dân tộc Việt Nam bao thế hệ mới xứng đáng với công lao to lớn của các thế hệ anh hùng, với tổ tiên ta.
>>>>>Xem thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Mũi Né vào cuối tuần
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng ở tỉnh Phú Thọ
Hành trình về với đất tổ trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ đem đến cho du khách cái nhìn toàn diện và sâu sắc về sự hình thành ngày Giỗ Tổ mùng 10/3. Với hào khí dân tộc được truyền qua bao thế hệ của cha ông ta và các hoạt động mang ý nghĩa nhân văn của ngày Giỗ Tổ, chắc chắn du khách sẽ hiểu thấu đáo mùng 10/3 là ngày gì và quan trọng như thế nào đối với dân tộc Việt Nam. Kinhnghiem24h.edu.vn chúc quý khách có một ngày mùng 10/3 thật ý nghĩa!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp