Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Nhiều du khách thắc mắc không biết giá vé vào tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám là bao nhiêu. Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ gợi ý câu trả lời qua bài viết dưới đây đồng thời giới thiệu cho du khách rõ hơn về di tích lịch sử này.
Bạn đang đọc: Giá vé vào tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám mới nhất 2023
Tham khảo thêm thông tin về kiến trúc văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm tham quan nổi bật ở Hà Nội
1. Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Giờ mở cửa Văn Miếu: tất cả các ngày trong tuần, từ Thứ Hai đến Chủ Nhật.
- Vào mùa nóng (từ ngày 15/4 đến 15/10): Từ 07:30 đến 17:30.
- Vào mùa lạnh (từ ngày 16/10 đến 14/4): Từ 08:00 đến 17:00.
Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám niêm yết là 30.000 đồng/lượt
VF37:Tour Du Lịch Hà Nội 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (8:00 – 16:00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám niêm yết là 30.000 đồng/lượt cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng mà có cách giảm giá khác nhau. Một số đối tượng sẽ được giảm giá 50% giá vé và một số khác được miễn phí hoàn toàn.
Du khách xếp hàng mua vé vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám
Cụ thể, giá giảm áp dụng như sau:
Giảm 50% giá vé (tức 15.000 đồng) cho các đối tượng sau
- Người bị khuyết tật nặng
- Công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên
- Người dân ở các xã, huyện miền núi; vùng sâu, vùng xa
- Người có công với cách mạng
- Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên
Miễn phí tham quan
- Người khuyết tật đặc biệt nặng
- Trẻ em dưới 15 tuổi
Văn Miếu Quốc Tử Giám thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
Thông tin giá vé và thời gian bên trên được Kinhnghiem24h.edu.vn cập nhật đến thời điểm viết bài. Thông tin có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ cập nhật thông tin giá mới (nếu có thay đổi) đến du khách vào những bài viết sau. Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin ở những trang web khác.
2. Chỉ đường đến Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc ở số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, du khách có thể đi máy bay, tàu lửa hoặc xe khách vào Hà Nội. Sau đó, du khách có thể đón xe buýt, taxi, xe ôm hoặc đi xe máy đến Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Nếu di chuyển bằng xe máy thì du khách có thể đi theo chỉ dẫn sau: từ Hồ Hoàn Kiếm, du khách đi theo đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải vào đường Tràng Thi. Chạy thẳng đường này, du khách sẽ gặp đường Điện Biên Phủ rồi rẽ trái vào đường Trần Phú.
Bản đồ chỉ đường tới Văn Miếu Quốc Tử Giám
Từ đường Trần Phú, du khách rẽ trái vào đường Chu Văn An rồi rẽ phải qua đường Nguyễn Thái Học sẽ tới Văn Miếu Quốc Tử Giám. Khi di chuyển bằng xe máy, du khách nên lưu ý đường xung quanh Văn Miếu Quốc Tử Giám là một chiều.
Nếu di chuyển bằng xe buýt thì du khách có thể đi xe số 02, 23, 25, 38, 41 hoặc 49. Di chuyển bằng xe buýt không chỉ an toàn, tiết kiệm mà du khách còn có cơ hội ngắm nhìn cảnh đẹp phố phường Hà Nội từ một vị trí vô cùng lý tưởng.
Du khách có thể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng xe buýt
VF220:Tour Du Lịch Hà Nội – Hạ Long – Sapa 5 Ngày 4 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 5 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – SaPa – Hàm Rồng – Hạ Long – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng các Tour du lịch Hà Nội 1 ngày của Kinhnghiem24h.edu.vn.
3. Lịch sử và kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết trong đạo Nho và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới triều vua Lý Nhân Tông.
Quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trên diện tích khoảng 55.000m2, gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự. Bốn mặt di tích được bao bọc bởi bốn con phố: phố Văn Miếu (phía Đông), phố Tôn Đức Thắng (phía Tây), phố Quốc Tử Giám (phía Nam) và phố Nguyễn Thái Học (phía Bắc).
Sơ đồ tổng quát các công trình trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bố cục của quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay gồm:
Hồ Văn
Hồ Văn (hay còn gọi là hồ Minh Đường, hồ Giám) nằm phía trước Văn Miếu. Hồ bị ngăn cách với Nội tự và phố Quốc Tử Giám. Nước hồ trong xanh, quanh bờ hồ cây cối râm mát, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy đường, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của các nho sĩ thời xưa.
Một hồ nước trong xanh trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
Vườn Giám
Vườn Giám nằm ở bờ tường phía Tây của khu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nơi đây có nhà bát giác, cây cảnh, hồ nước và một số tiểu cảnh trang trí khác. Khu vườn Giám hiện được tôn tạo, tu sửa làm nơi tham quan, thư giãn cho khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đọc thêm bài Giới thiệu khát quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nội Tự
Khu vực Nội tự chia thành 5 khu nhỏ, mỗi khu được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông với nhau:
Đường Thần đạo dẫn vào Văn Miếu Quốc Tử Giám
VF232:Tour Du Lịch Đà Nẵng – Hà Nội – Hạ Long 4 Ngày 3 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Đà Nẵng
Lịch trình: Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Khu Nhập đạo
Khu Nhập đạo hay còn gọi là khu thứ nhất. Chính giữa khu Nhập đạo có đường Thần đạo dẫn đến cổng Đại Trung và vào khu thứ hai, ngày nay gọi là khu Thành Đạt.
Khu Thành Đạt
Khu Thành Đạt bắt đầu từ cổng Đại Trung. Hai bên trái và phải có hai cổng nhỏ là Thành Đức môn và Đạt Tài môn. Cổng Đại Trung môn được dựng theo kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, gian giữa cổng có tấm biển nhỏ đề chữ “Đại Trung môn”.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Nha Trang vào cuối tuần
Đại Trung môn trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
VF841:Tour Du Lịch Sài Gòn – Hà Nội – Hạ Long 4 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Hà Nội – Hạ Long – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Khu Vườn Bia Tiến Sĩ
Khu này được tiếp nối bởi Khuê Văn Các (Gác văn sao Khuê). Khuê Văn Các là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng dưới triều Nguyễn. Khuê Văn Các trước đây là nơi họp mặt, bình những bài thơ, bài văn hay của các sĩ tử. Ngày nay, Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Khuê Văn Các – Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến
Đi qua Khuê Văn Các là vào khu vườn bia Tiến sĩ. Ở đây có tổng cộng 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi rõ họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi thời trước. Bia Tiến sĩ khắc trên đá với kích thước không đều nhau, tất cả đều được chạm khắc hoa văn tinh xảo.
Bia Tiến sĩ được đặt trên lưng rùa
VF901:Tour Du Lịch Sài Gòn – Hà Nội – Vịnh Hạ Long – Tuần Châu – Chùa Yên Tử 4 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 4 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Hà Nội – Vịnh Hạ Long – Tuần Châu – Chùa Yên Tử – Hà Nội – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Các bia đá được đặt trên lưng rùa. Trong truyền thống của người Việt Nam, rùa được biết đến là loài vật sống lâu năm, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài, trường tồn mãi mãi.
Chính giữa khu vườn bia tiến sĩ là giếng Thiên Quang. Giếng có hình vuông, quanh bờ đều xây lan can khoảng 1m. Có một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng, dẫn đến cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên.
Giếng Thiên Quang
Khu Đại Thành
Khu Đại Thành gồm điện Đại Thành, nhà Bái Đường, hai dãy Đông vu và Tây vu, sân Đại bái. Đây là nơi thờ Khổng Tử, các vị tổ đạo nho như Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử, Tử Tư…
Khu Thái Học
Khu Thái Học gồm có các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà trống, nhà chuông được xây dựng trên nền đất xưa của trường Quốc Tử Giám. Hậu đường là kiến trúc chính, gồm hai tầng: tầng 1 thờ thầy giáo Chu Văn An, tầng 2 thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Gian thờ Chu Văn An trong nhà Thái Học
Hai nhà tả hữu vu là khu làm việc của trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám. Các công trình kiến trúc trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đều được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn.
Các công trình được xây dựng hài hòa với cây cảnh thiên nhiên, tạo cho du khách một không gian tham quan thoải mái, mát mẻ.
Các công trình trong Văn Miếu Quốc Tử Giám xây dựng hài hòa với thiên nhiên
VF86:Tour Du Lịch Hà Nội – Hạ Long – Tuần châu – Sapa 6 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 6 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu – Sapa – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Nếu đang phân vân không biết địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội để tham quan thì du khách có thể tìm đến Văn Miếu Quốc Tử Giám.
4. Những điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khi tham quan Văn Miếu, du khách phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy sau:
- Quý khách phải có sự tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích: không chạm đến di vật, cảnh quan di tích, không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng hoặc ngồi lên bia Tiến sĩ…
- Du khách ăn mặc gọn gàng, không mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục trong nhà, khi tham quan Văn Miếu. Du khách không hút thuốc, đội nón/mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày, gian thờ tự…
Nhóm du khách nhí xếp hàng vào Văn Miếu
- Quý khách không nên có những hành vi thiếu văn hóa như nói tục, chửi bậy, gây mất trật tự an ninh. Du khách cần có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương, dâng lễ trong các nơi thờ tự.
- Khi tham quan, du khách phải có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường. Du khách không trèo tường, leo cây, bẻ cành, giẫm lên thảm cỏ, hái hoa, câu cá, bơi lội hoặc xả rác bừa bãi.
Du khách nên tuân thủ các quy định khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
VF88:Tour Du Lịch Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu – Chùa Hương – Sapa 8 Ngày
Khởi hành:Tùy vào giờ bay của khách
Thời gian: 8 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Hạ Long- Tuần Châu – Chùa Hương – Hoa Lư – Tam Cốc – Sapa – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
- Du khách không được mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích. Du khách phải thực hiện nghiêm các nội quy về phòng chống cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
- Quý khách phải để xe đúng nơi quy định, tự quản lý tư trang cá nhân của mình. Du khách hạn chế các hoạt động quay phim, chụp ảnh tại di tích; chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người quản lý di tích.
>>>>>Xem thêm: Mũi Nghinh Phong – Cổng Trời ở vũng tàu khiến giới trẻ “ngất ngây”
Du khách không nên xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng hoặc ngồi lên bia Tiến sĩ…
Trên đây là những thông tin cần thiết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám mà Kinhnghiem24h.edu.vn muốn giới thiệu đến tất cả quý khách. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ điều gì, mời quý khách liên hệ với Kinhnghiem24h.edu.vn qua số điện thoại 1900 6749 hoặc 028 7300 6749.
Du khách nên ghi chép những thông tin này vào sổ tay kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội để áp dụng khi cần thiết.
Kinhnghiem24h.edu.vn