Mũi Né được mệnh danh là một trong những vùng biển đẹp nhất Việt Nam, thậm chí có nhiều người còn gọi Mũi Né là “thiên đường” bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Vậy thì Mũi Né có gì đặc biệt để được ngợi khen như vậy?
Bạn đang đọc: Du lịch Mũi Né có gì đặc biệt?
1. Những cảnh sắc tuyệt vời
Mũi Né có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên, đến mức bạn có thể đi Mũi Né nhiều lần mà vẫn cảm thấy dường như chưa khám phá hết. Mũi Né có gì đặc biệt? Điều đặc biệt là Mũi Né có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và vui chơi đa dạng cho du khách. Muốn tắm biển, Mũi Né có những bãi biển dài với cát trắng và bờ biển đầy thơ mộng. Muốn leo núi, Mũi Né có những ngọn núi nổi tiếng với cảnh vật hữu tình. Muốn khám phá thiên nhiên, du khách có thể đến những địa danh vừa có suối, vừa có khe vừa có những tảng đá nhiều hình thù kì dị.
Hai bãi tắm nổi tiếng nhất của Mũi Né là Hòn Rơm và Hòn Ghềnh. Nằm tại ấp Long Sơn, thành phố Phan Thiết, Hòn Rơm nằm dưới chân núi xanh ngắt vào mùa mưa và vàng rực lá rơi vào mùa nắng. Nước biển ở đây xanh đến nao lòng cùng những rặng dừa nổi bật trên nền cát trắng trải dài. Hòn Rơm có nhiều bãi tắm như Hòn Rơm 1, Hòn Rơm 2, Thùy Trang… Nơi đây chưa được khai thác nhiều nên vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ đầy hấp dẫn.
Khác với Hòn Rơm, Hòn Ghềnh lại là một ốc đảo đầy ghềnh đá, cây dại, những tầng san hô và nhiều loài chim sinh sống. Về độ hoang sơ, Hòn Ghềnh còn hơn cả Hòn Rơm với những rặng đá cao thấp đủ dạng hình thù nhìn rất đặc sắc. Nước biển trong đến nỗi du khách có thể nhìn thấy san hô dưới đáy. Tuyệt vời nhất là cảm giác đứng trên đỉnh đảo phóng tầm mắt nhìn ra một vùng trời và biển bát ngát, nhất là trong khung cảnh hoàng hôn hay bình minh thì cảnh vật càng phóng khoáng, ngoạn mục.
Hòn Ghềnh là một ốc đảo còn đầy hoang sơ
Trong tour du lịch Mũi Né của mình, du khách muốn khám phá núi thì có thể đến Tà Cú, một thắng cảnh nổi tiếng là kỳ vỹ và nguyên sơ. Đến đây vào mùa xuân, du khách sẽ được thưởng ngoạn cánh rừng hoa mai và hoa vông đỏ đẹp đến sững sờ. Trên núi có rất nhiều loại cây như bằng lăng, trắc, giáng hương… khiến ngọn núi phủ một màu xanh ngắt. Để lên núi Tà Cú, du khách có thể leo 1.000 bậc thang hoặc đi cáp treo. Có 2 ngôi chùa lớn trên đỉnh Tà Cú là Long Đoàn và Linh Sơn Trường Thọ trong đó có tượng Phật Thích Ca nằm dựa vào núi được mệnh danh là bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Khí hậu trên núi Tà Cú mát mẻ và thậm chí có mùa còn lành lạnh giống Đà Lạt nên rất được nhiều du khách ưa thích.
Du khách có thể đi cáp treo lên núi Tà Cú
Muốn khám phá thiên nhiên, du khách có thể đến Suối Tiên và bãi đá Cổ Thạch. Suối Tiên là một khe nước nhỏ nhưng cảnh vật mê hoặc đến nỗi nhiều du khách gọi đây là “bồng lai tiên cảnh”. Mực nước suối thấp nên rất nhiều du khách thích thú lội chân trần lên tới tận thượng nguồn, vừa đi vừa ngắm những bãi cát màu cam rực rỡ bên suối, bức tường cát có hai màu đỏ và trắng nổi tiếng, những cột nhũ cát đủ hình thù kỳ lạ. Hoặc Đồi cát bay, đồi Hồng, hải đăng Kê Gà… cũng là những địa điểm có cảnh quan thiên nhiên rất kỳ thú.
2. Nền văn hóa đặc sắc
Mũi Né có gì đặc biệt? Ngoài phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp thì Mũi Né còn có một nền văn hóa đặc sắc đến mức nơi đây trở thành một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng. Văn hóa Mũi Né bao gồm văn hóa Chăm Pa, văn hóa người Kinh. Sự hòa trộn hai nền văn hóa này, từ kiến trúc đến sinh hoạt của người dân khiến cho nhiều du khách thấy thú vị. Nếu du khách thắc mắc “du lịch Mũi Né có gì mới?” thì nền văn hóa ở đây chính là điểm mới lạ đầy lôi cuốn.
Văn hóa Chăm Pa tại Mũi Né, Bình Thuận có bề dày lịch sử lâu đời. Du khách có thể tìm hiểu về nét văn hóa này tại nhóm di tích Tháp Chàm Cổ Po Sah Inư, được xây dựng từ cách đây tới 1.200 năm. Nhóm di tích này có 3 tháp chính gọi là tháp A, tháp B và tháp C, thờ các vị thần của người Chăm và công chúa Po Sah Inư. Tháp Chàm Cổ này có kiến trúc rất cổ kính của người Chăm xưa, những nét chạm khắc tinh tế tạo nên nét kỳ bí cho tháp. Tháp tọa lạc trên đồi Bà Nài, đứng trên đỉnh là lầu Ông Hoàng có thể ngắm được mặt biển bao la rất đẹp mắt. Đây là di tích văn hóa của vương quốc Chăm Pa cổ, tượng trưng cho một thời kỳ thịnh vượng của vương quốc này.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm du lịch Phượt Hội An từ A đến Z
Di tích tháp Po Sah Inư mang nét kiến trúc Chăm độc đáo
Sau khi khám phá văn hóa Chăm Pa, du khách có thể tìm hiểu những nét độc đáo trong sinh hoạt và văn hóa của ngư dân ở làng chài Mũi Né. Nơi đây có nhịp sống rất nhộn nhịp với ghe thuyền liên tục cập bến, cảnh mua bán tấp nập, những loại hải sản tươi rói. Riêng làng chài ở khu vực Hàm Tiến, Mũi Né thì lại có nét khác biệt ở điểm ngư dân rất biết cách làm du lịch. Các sản phẩm đánh bắt được không bán nhiều ở chợ mà bán chủ yếu cho khách du lịch. Ngư dân ở đây còn chế biến tại chỗ các món ăn từ chính hải sản mình vừa đánh bắt cho du khách, tạo nên phong cách riêng cho làng chài này. Ở các làng chài này, du khách không chỉ thấy được những nét sinh hoạt đã có từ bao đời này của ngư dân mà còn được trải nghiệm cuộc sống của một vùng biển đặc trưng.
>>>>>Xem thêm: Đặc sản Huế – Nem và tré
Không khí nhộn nhịp của làng chài Mũi Né
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể khám phá những làng nghề truyền thống ở Mũi Né, Phan Thiết như nghề làm nước mắm, trại nuôi dông đất, nghề làm bánh rế và cốm sữa, nghề làm tranh cát… Những làng nghề này rất nổi tiếng bởi vẫn còn giữ được kỹ thuật thủ công qua nhiều đời và chất lượng sản phẩm cao. Đến với những làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy được cách làm ra những sản phẩm này, đồng thời cảm nhận về cuộc sống và tính cách của người dân nơi này và còn có thể mua các đặc sản về làm quà sau chuyến du lịch. Ngắm những sân mắm, thùng gỗ cao, những trang trại nuôi dông, những chiếc bánh rế vừa vớt ra khỏi chảo, những bức tranh cát đẹp mắt được làm từ chính cát Mũi Né… chắc chắn sẽ rất ấn tượng với du khách.
Bài viết trên đây chỉ phần nào trả lời câu hỏi “du lịch Mũi Né có gì đặc biệt”. Nếu Quý khách muốn khám phá và tìm hiểu thêm về những điều đặc biệt ở Mũi Né, hãy đi du lịch Mũi Né. Chúc Quý khách có những chuyến đi thú vị.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp