Phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời, nhiều công trình kiến trúc độc đáo và nền ẩm thực đặc sắc đang là điểm đến hàng đầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Trong hành trình khám phá Hội An, du khách không thể bỏ qua giếng Bá Lễ – nơi nổi tiếng với nguồn nước trong xanh, ngọt lành và giúp tạo ra các món ăn ngon mang hương vị đặc trưng riêng của phố Hội.
Bạn đang đọc: Du Lịch Hội An – Giếng Bá Lễ
Giếng Bá Lễ – Điểm ấn tượng của kiến trúc đô thị cổ Hội An
Nằm sâu trong trong hẻm Bá Lễ, ở khoảng giữa đường Phan Châu Trinh và gần rạp phim Hội An, giếng Bá Lễ là một trong những công trình ấn tượng trong quá trình khám phá kiến trúc phố Hội. Đồng thời, nơi đây còn thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm và tìm hiểu những câu chuyện kì bí được lan truyền không chỉ ở Hội An mà cả trên mạng.
Theo lời kể của người dân nơi đây, giếng cổ Bá Lễ đã có vào khoảng thế kỷ 8 – 9 của người Chăm xưa. Và không giống với những giếng bình thường khác của Việt Nam, giếng cổ Bá Lễ còn được công nhận là di tích văn hóa vật thể và phản ánh đời sống sinh hoạt của cư dân Chămpa ở Hội An từ hơn 10 thế kỷ trước.
Ngoài ra, theo nhiều nguồn tư liệu thời xưa, người Chăm không chỉ đào giếng Bá Lễ để phục vụ nhu cầu hàng ngày mà còn trao đổi nước ngọt với những thuyền buôn nước ngoài tới cảng Hội An giao thương. Thông qua một cuộc khảo sát thì mới đây thì ở Hội An có đến 80 giếng cổ còn tồn tại, trong đó giếng cổ Bá Lễ được xếp vào danh sách bậc nhất bởi chất lượng nguồn nước và bề dày lịch sử.
Cũng như nhà cổ Đức An, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, giếng Bá Lễ đã nhuộm màu rêu phong nhưng vẫn trường tồn theo năm tháng và ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Hội An cổ kính. Giếng sâu hun hút, hơi nước tỏa ra mát dịu và khi nhấp thử một ngụm nước sẽ cảm thấy vị ngọt mát lan tỏa.
Trải qua thăng trầm thời gian, giếng Bá Lễ vẫn giữ được nguồn nước ngọt mát, trong veo.
Giếng Bá Lễ có dạng hình vuông với diện tích khoảng 10m2, sâu chừng 12m và được xây bằng gạch mà không cần sử dụng vôi vữa kết dính. Phía dưới chân là khung gỗ lim rộng, rất bền và đã tồn tại được cả ngàn năm nay. Đặc biệt, nước ở giếng Bá Lễ rất trong, sạch sẽ, có vị ngọt và không bao giờ cạn.
Vì vậy, mặc dù nằm sâu trong hẻm nhưng hầu như gia đình nào ở Hội An cũng thuê người hoặc tự chở vài thùng nước từ giếng về phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Hiện nay, số lượng người đến đây nước ngày càng nhiều, thậm chí dù nhà nào cũng có nước máy thuận tiện về đến tận nơi nhưng nhiều người vẫn nhất định phải uống nước giếng Bá Lễ.
Giếng Bá Lễ – Nguồn nước trong ngọt tạo nên món ăn trứ danh phố cổ
Nước giếng Bá Lễ không chỉ là nguồn sống cho các gia đình gánh nước thuê hoặc cung cấp nhu cầu hàng ngày cho người dân phố Hội mà còn được xem là bí quyết để làm nên những món ăn đặc sản có hương vị đặc trưng riêng được nhiều khách du khách yêu thích khi đến du lịch Hội An như mì Quảng, cao lầu, chè xí, cơm gà…
Bên cạnh đó, khi dạo quanh khu phố, du khách còn thấy nhiều địa điểm ăn uống được gọi theo tên theo giếng cổ như nhà hàng giếng Bá Lễ Hội An, quán giếng Bá Lễ Hội An… hay các món bánh xèo, nem lụi… cũng mang thương hiệu giếng Bá Lễ. Đặc biệt, một gia đình ở đường Nguyễn Thái Học còn trang bị sẵn chum nước giếng trên đường dẫn vào giếng Bá Lễ để thu hút du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức.
Tìm hiểu thêm: Thông tin Giờ lễ nhà thờ Đá Sapa mới nhất 2021
Nước giếng Bá Lễ được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon nức tiếng Hội An.
Trải qua thời gian gắn bó với cuộc sống của người dân Hội An, giếng Bá Lễ đã trở thành một biểu tượng có giá trị thiêng liêng sâu sắc. Ngoài ra, những hộ dân ở đây đều tin rằng nước giếng Bá Lễ không dùng để tắm gội hay giặt giũ vì sợ ô nhiễm, phí phạm nguồn nước trong lành mà chỉ dùng để nấu ăn, pha trà và uống mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Sapa
Bánh xèo giếng Bá Lễ – Món ngon nhất định phải thử khi đến Hội An.
Do đó, vào những ngày lễ, rằm, Tết, mùng một… người dân phố Hội lại đến giếng Bá Lễ để cúng tạ ơn – một truyền thống văn hóa đặc sắc và lâu đời đến nay vẫn còn gìn giữ. Ngoài ra, người dân Hội An còn dùng nước giếng để tắm cho trẻ vừa mới chào đời vì họ tin rằng đứa trẻ sẽ có da dẻ trắng trẻo, hồng hào và không bao giờ bị bệnh rôm sẩy.
Bởi vậy, tại Hội An còn có nghề gánh nước thuê mà nổi tiếng nhất đó là cụ ông Nguyễn Đường và vợ là bà Nguyễn Thị Mỹ đã gắn bó với giếng Bá Lễ gần hết cuộc đời. Với gần 50 năm gánh nước giếng cho người dân phố Hội để nuôi con trai bị bệnh tâm thần, ông bà đã đi từ giếng cổ đến từng ngôi nhà, cửa hàng hàng trăm cây số.
Đó không chỉ là cách mà ông bà bền bỉ, vất vả kiếm tiền mưu sinh mà còn góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa cho người dân Hội An và giữ gìn giếng Bá Lễ tồn tại đến ngày nay. Vì vậy, giếng Bá Lễ cần được được bảo tồn và nghiên cứu như những ngôi chùa, miếu khác.
Hiện nay, giếng Bá Lễ đã được công nhận là di tích lịch sử của quốc gia và là địa điểm du lịch tại Hội An được du khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi khi đặt chân đến phố cổ.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp