Rủ nhau lên đất bảy làng
Bạn đang đọc: Đặc Sản Hậu Giang – Đọt Choại
Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương
Choại chột thì chấm nước tương
Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm
Những du khách đã từng xuống Hậu Giang, nếu đã nghe qua bốn câu ca dao trên chắc có thể biết đang nói tới đặc sản nào. Đó chính là đọt choại, hay còn gọi là đọt chại, rau chạy, một món ngon dân dã của người miền Tây.
Tìm hiểu về đọt choại
Choại là một loại dây leo thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng trũng Vị Thanh (Hậu Giang). Nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, loại rau này thích nghi cả với vùng đất nhiễm phèn như rừng U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau) và khu vực Đồng Tháp Mười. Choại có hình dáng rất lạ, thân mảnh, đọt non xoăn tít và uốn cong như con cuốn chiếu cuộn mình, thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó. Đọt choại hơi nhớt giống như rau đay hay đậu bắp và có vị hơi đắng nhưng hậu ngọt thoảng thơm. Nếu mới nhìn chắc ít ai nghĩ rằng đây là nguyên liệu để làm nên nhiều món đặc sản Hậu Giang nổi danh cả nước.
Choại có nhiều loại gồm choại đá, choại vườn, choại rừng, chột lụi, rau ván… Trong đó, choại rừng có màu xanh nhạt pha chút hồng thẫm là phổ biến nhất. Người dân Đồng Tháp Mười và những người làm nghề đánh cá rất ưa chuộng choại rừng bởi trừ những lá già thì tất cả các bộ phận của dây đều sử dụng được. Những dây choại rừng già sau khi được hái về sẽ cắt thành đoạn tùy ý, đem phơi khô bó lại thành bó để dành bện lợp, đăng, đó… Dây choại còn có thể dùng để làm lạt, buộc cái kèo, đòn tay trong căn nhà tre, gỗ…
Choại vườn có thân cao, to và mập hơn choại rừng, có thể thích nghi ở những vùng nước ngọt, nhiễm phèn nhẹ và thường mọc xen lẫn trong vườn tạp, bụi tre gai, liếp dừa hoặc mọc tự nhiên ở bờ tre, bờ mương và dọc mé sông. Choại vườn có vị ngọt, giòn và mùi thơm rất hấp dẫn. Tuy nhiên, do hiếm gặp nên choại vườn không được bày bán ở ngoài chợ nhiều như rau choại rừng.
Choại đá có màu xanh đọt chuối, lá già to giống như lá dương xỉ và thường mọc thành bụi. Do choại đá có vị chát và đắng nên trước khi chế biến, người ta thuộc luộc qua với nước sôi.
Đọt choại xoăn tít và uốn cong như con cuốn chiếu rất lạ mắt
Mặc dù mỗi loại đều có đặc điểm, môi trường sống và mùi vị khác nhau nhưng loại nào cũng ngon cũng hấp dẫn và có sức hút riêng với thực khách. Hằng năm, sau mùa khô hạn, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rớt hột, mặt đất xâm xấp nước là lúc những dây choại sinh sôi nẩy nở. Chúng bò vượt lên cao, bám vào thân cây tạo thành bụi rậm um tùm. Người đi rừng tha hồ mà ngắt đọt về chế biến thức ăn.
Những món ngon từ đọt choại
Đối với hầu hết du khách lần đầu tiên nhìn thấy đọt choại, ít ai có thể nghĩ rằng loại rau dân dã, bình dị, thậm chí là “quê mùa”, kỳ lạ này lại là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, với bàn tay khéo léo của mình, các bà nội trợ miệt vườn đã cho ra đời rất nhiều món ăn rất đa dạng từ đọt choại. Nhờ có loại rau này, bữa cơm gia đình không chỉ phong phú hơn mà nó còn trở thành một loại đặc sản không thể thiếu mỗi khi tiếp đón bạn bè hay du khách Việt, du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam.
Đến Vị Thanh, ghé vào nhà hàng nào du khách cũng sẽ được thưởng thức một vài món ngon làm từ đọt choại vườn như đọt choại nhúng lẩu cá ngát, cá hồi, đọt choại trộn nước mắm giấm tỏi ớt hoặc đọt choại luộc chấm nước tương, nước thịt kho, nước cá hay mắm nêm… Tuy nhiên, chỉ như thế có lẽ vẫn chưa làm hài lòng người dân Hậu Giang khi nói về cái ngon của đọt choại mà du khách phải thưởng thức thêm món canh chua đọt choại với cá rô đồng. Trước đây, trong quá trình khai hoang lập nghiệp, người dân miền Tây ít có điều kiện giao thương với bên ngoài. Vì vậy, trong những ngày hết lương thực, họ phải hái đọt choại đá hoặc đọt choại rừng để ăn thay thế. Sự kết hợp “ăn ý” giữa loại rau này với cá rô đồng trong nồi canh chua cơm mẻ từ đó cũng ra đời. Và kỳ lạ thay, cái vị đắng của rau choại hòa quyện vào vị ngọt của thịt cá tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn. Nếu xuống Hậu Giang đúng mùa cá rô đồng đang mang trứng thì du khách sẽ “trúng mánh lớn”. Trứng cá rô đồng béo bùi, vàng ươm nổi lên mặt nồi canh chua xen lẫn với vài cọng ngò xanh xanh khiến ai nhìn thấy cũng khó lòng cưỡng lại.
Tìm hiểu thêm: Du Lịch Mũi Né – Bãi Rạng
>>>>>Xem thêm: Mùng 4 Tết có tốt không?
Đọt choại xào tỏi là món ăn không thể thiếu của người Hậu Giang mỗi khi tiếp đãi bạn bè
Thời chiến tranh ác liệt, đồng bào và chiến sĩ ta ở vùng đất phương Nam chỉ được thưởng thức đọt choại luộc hoặc đọt choại xào tỏi nhưng họ coi đó là loại rau bổ dưỡng, thậm chí là cứu đói trong những ngày thiếu lương thực. Ngày nay, đọt choại không còn là món ăn của người nghèo nữa và đã có mặt ở rất nhiều các quán ăn sang trọng. Với bàn tay khéo léo của người nội trợ miền Tây, nó được chế biến thành nhiều món ăn hoa mỹ như canh chua đọt choại, bông điên điển với lươn; đọt choại ăn kèm cháo nhộng ong nấu độn măng tươi; đọt choại vườn nấu nấm rơm; đọt choại ăn sống hoặc luộc ăn kèm với cá thác lác chiên, cá rô chiên hoặc cá lóc nướng trui hay đọt choại xào với thịt heo, thịt bò và tép… Tuy vậy, cái chất quê mùa, mộc mạc của đọt choại vẫn không có gì thay đổi được.
Từ vùng trũng ít ai biết đến, đọt choại bước chân vào những nhà hàng sang trọng trên các thành phố lớn và được đón nhận nồng nhiệt. Nhiều du khách từng thưởng thức qua đọt choại chẳng buồn ghi món này vào sổ tay kinh nghiệm du lịch Hậu Giang vì cái vị của nó luôn nằm trong tâm trí. Tuy nhiên, có lẽ chỉ tại quê hương của nó, thực khách mới hiểu được vì sao người dân đất phương Nam lại yêu mến đọt choại đến thế. Ngay bây giờ, Kinhnghiem24h.edu.vn xin mời du khách nghỉ ngơi vài ngày để về vùng Hậu Giang thân yêu và thưởng thức những món ngon chế biến từ đọt choại. Quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại 08 7300 6749 hoặc 1900 6749 để được tư vấn và đặt Tour.
VIET FUN TRAVEL