Khi du lịch An Giang, du khách không thể bỏ lỡ cơ hội khám phá nền ẩm thức nơi đây. Vùng đất An Giang nổi tiếng với nhiều món ngon đặc sản không nơi nào có được như bò bảy món núi Sam, bò cạp Bảy Núi, mắm ruột Châu Đốc, v.v… Trong đó phải kể đến là cốm dẹp An Giang, một món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hãy cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu về món cốm dẹp, một đặc sản An Giang nổi tiếng.
Bạn đang đọc: Đặc Sản An Giang – Cốm Dẹp An Giang
Người Khmer vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang từ lâu đã gắn bò với nghề làm nông. Bởi thế mà những đặc sản của người dân nơi đây làm ra cũng sản sinh từ những loại cây đã bén rễ trên vùng đất này. Và cốm dẹp là một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng đất này. Nói về nguồn gốc món cốm dẹp, không ai nhớ được món này hình thành từ lúc nào. Chỉ biết rằng, trong ký ức tuổi thơ của những người Khmer vùng Bảy Núi đều đã từng có cơ hội thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng của món cốm dẹp.
Cốm dẹp được rang bằng nồi đất sẽ thơm và giòn
Ngày xưa, làm cốm dẹp không phải là nghề vì nhà nào cũng có thể tự làm được. Vào những ngày rằm tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Khmer lại náo nức chuẩn bị cho lễ hội Ok om bok. Đây là lễ hội cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa máng bội thu của người Khmer. Mặt trăng được người Khmer xem là vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ việc bảo về mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại sự no ấm. Vào dịp diễn ra lễ hội Ok om bok, các bà và các chị trong làng bắt đầu mang nếp ra giã để tự tay làm món cốm dẹp thờ cúng tổ tiên, trời đất. Mâm cỗ chỉ là dĩa cốm dẹp dâng cúng tổ tiên và vài món ăn đạm bạc. Cốm dẹp được xem là món bánh cúng cầu mong mọi thứ tốt lành và trở thành thứ lễ vật thiêng liêng hàm chứa ý nghĩa văn hóa đặc sắc của người Khmer.
Du lịch An Giang về vùng Bảy Núi, du khách có cơ hội tìm hiểu cách làm cốm dẹp độc đáo của người Khmer. Cách làm cốm dẹp khá đơn giản, nguyên liệu gồm có nếp mới, dừa rám vỏ, đường thốt nốt hoặc đường cát. Nếp dùng để làm cốm thường được gặt trước 10 ngày sau khi chín. Sau khi nếp được gặt về sẽ trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày rồi vớt ra để ráo. Theo kinh nghiệm của những người làm cốm ở An Giang, ngâm nếp phải canh giờ đúng nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng.
Tìm hiểu thêm: Khám phá Chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang – ngôi cổ tự trên 200 tuổi
Hai người phụ nữ đang giã cốm
Nếp khi ngâm xong sẽ được rang. Người rang nếp phải quen tay để hạt nếp vừa chín giòn mà không bị khét.Trong quá trình rang, khi nếp vừa nổ thì trút ra cối bồng (loại cối giã gạo ngày xưa nhưng được khoét rất sâu lòng) để giã. Cốm thường được giã bởi 2, 3 người, mỗi người một chày, vừa giã vừa dùng cây nạo đảo nếp đều tay để hạt cốm không bị nát. Cốm giã xong sẽ được sàng sảy làm sạch bằng nia tre. Cốm dẹp An Giang thường được trộn thêm đường, dừa nạo vào trước khi ăn. Nên chọn những trái dừa già nạo nhỏ vào trong cốm, trộn đều với đường, ủ khoảng 2 tiếng là có thể ăn được. Ở một số gia đình người Khmer làm cốm dẹp thường cho thêm đậu phộng giã vào để tăng phần béo bùi. Dù ăn theo cách nào thì ngon nhất vẫn là ăn cốm dẹp theo cách truyền thống. Cho một ít cốm lên trên miếng lá chuối rồi dùng tay bốc ăn, nhâm nhi để cảm nhận vị dẻo dai, thơm, ngọt, bùi, béo trong từng hạt cốm.
>>>>>Xem thêm: Du lịch Phú Quốc qua ảnh
Thơm ngon hương vị cốm dẹp – đặc sản An Giang
Không chỉ là một món ăn ngon, cốm dẹp An Giang còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Khmer. Hàng năm, cốm dẹp được đồng bào dân tộc Khmer dâng tạ trời phật trong ngày lễ Cúng trăng (nghi lễ chính trong lễ hội Ok om bok). Nếu có ý định du lịch về An Giang để nếm thử hương vị cốm dẹp thì du khách nên đăng ký tham gia Tour du lịch An Giang hoặc các Tour miền Tây có hành trình về An Giang của Kinhnghiem24h.edu.vn. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 6749 (nhấn phím 2) Hoặc ĐT: 08 7300 6749 để được hỗ trợ, tư vấn.
Kinhnghiem24h.edu.vn