Cháo cá lóc – món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây

Khi được hỏi món ăn nào làm du khách nhớ mãi khi về miền Tây thì nhiều du khách có chung câu trả lời rằng đó là món cháo cá lóc. Cháo cá lóc – món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây có gì hấp dẫn mà khiến du khách mê mẩn đến như vậy? Hãy cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Cháo cá lóc – món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây

-> Nên xem: Về Miền Tây thường thức 3 món lẩu trứ danh

Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây
Cháo cá lóc là món ăn đặc sản ngon nhất ở miền Tây

1. Cháo cá lóc – món ăn đặc sản ngon nức tiếng ở miền Tây

Về miền Tây du lịch thì du khách đừng quên thưởng thức một món ăn đặc sản rất nổi tiếng là món cháo cá lóc. Tại những tỉnh miền Tây Nam Bộ quanh năm chỉ biết đến cánh đồng lúa và gắn liền với nghề trồng lúa thì cháo là một món ăn đặc sản miền Tây không thể thiếu trong đời sống của họ.

Đặc biệt, cháo còn có thể nấu chung với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo nên nhiều món cháo hấp dẫn như cháo chà bông, cháo cá kho, cháo thịt bằm hay nổi tiếng nhất là món cháo cá lóc rau đắng.

Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây
Tô cháo cá lóc nóng hổi trông thật nổi bật trên bàn ăn

Ngay cả người không giỏi về nấu nướng cũng vẫn có thể vo gạo, bắc nồi nước nấu cháo và luộc thịt cá lóc. Món cháo cá lóc sẽ càng thêm hấp dẫn nếu ăn kèm với rau đắng – một loại rau rất phổ biến mọc nhiều ở ven sông. Vị béo ngọt của thịt cá lóc kết hợp hài hòa với vị đắng của rau đắng tạo nên một món cháo cá lóc rau đắng làm say lòng khách du lịch miền Tây.
Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây

VF05:Tour Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO – BẾN TRE) | Cồn Lân – Vườn Trái Cây – Chèo Xuồng Ba Lá – Đi Xe Ngựa/Xe Lam – Chùa Vĩnh Tràng

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Cồn Lân – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Chèo xuồng ba lá – Đi xe ngựa/xe lam – Vườn Trái Cây – Chùa Vĩnh Tràng

Giá Từ

Xem Tour

2. Bí quyết nấu cháo cá lóc rau đắng “đúng chuẩn” miền Tây

Món cháo cá lóc đã xuất hiện ở miền Tây từ rất lâu rồi. Tuy cách chế biến món ăn này không yêu cầu phải chế biến cầu kì như nhiều món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộ khác như lẩu mắm, bánh xèo hay bánh tét nhưng để có một tô cháo cá lóc rau đắng thơm ngon, đủ vị đòi hỏi người nấu phải có bí quyết nấu cháo cá lóc rau đắng của người miền Tây.

Tìm hiểu thêm: Du lịch Sapa tự túc

Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây
Nguyên liệu cần thiết để nấu cháo cá lóc miền Tây

Đầu tiên là chọn gạo để nấu cháo. Gạo dùng để nấu cháo cá lóc phải là gạo dẻo, thơm để khi nấu gạo tỏa mùi hương làm món ăn thêm hấp dẫn. Đặc biệt, gạo này không được nấu ngay mà phải rang trên chảo đến khi hạt vàng rồi mới nấu. Do đó, nếu để ý du khách sẽ thấy phần cháo trong tô cháo cá lóc sẽ có màu hơi ngả vàng, chứ không phải màu trắng như những món cháo khác. Phần gạo sau khi rang sẽ được nấu với nước trong nồi khoảng 30 – 40 phút đến khi gạo chín thành cháo.

Sau khi nấu cháo xong, ta tiếp tục chế biến cá lóc. Cá lóc dùng để nấu cháo cá lóc phải là cá lóc đồng, loại khoảng 500g – 700g. Loại cá lóc này tuy nhỏ nhưng phần thịt cá rất săn chắc. Cá lóc trước khi đem luộc phải được làm sạch vảy, khử mùi tanh bằng chanh và muối. Ở miền Tây thì người nấu thường sẽ giữ nguyên bộ lòng cá vì đây được xem là phần ngon nhất của cá lóc.

Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây
Gạo sẽ được rang trước khi nấu cháo để phần cháo có mùi thơm hấp dẫn

Cá lóc chỉ cần luộc chín tới là có thể vớt ra để thịt cá không bị nhừ. Cá lóc sau khi luộc sẽ được lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt và bộ lòng cá. Phần thịt cá lóc được đem đi nấu chung với cháo, nêm nếm gia vị là hoàn thành món cháo cá lóc.

Ở một số tỉnh miền Tây thì cá lóc sau khi lóc xương thì phần thịt cá lóc được để riêng trong đĩa, khi ăn mới bỏ thịt cá lóc vào nấu cháo. Nhưng nhìn chung, dù nấu chung hay bỏ riêng thì hương vị thơm ngon của món cháo cá lóc vẫn không thay đổi.
Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây

VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn

Giá Từ

Xem Tour

3. Thưởng thức cháo cá lóc miền Tây ở đâu ngon?

Du khách có thể thưởng thức món cháo cá lóc khi đến du lịch các tỉnh miền Tây như Kiên Giang, Cần Thơ hay Vĩnh Long… nhưng địa chỉ bán cháo cá lóc miền Tây ngon nhất vẫn là cháo cá lóc ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang.

Cháo cá lóc - món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn đường đi Làng Đất Sét Đà Lạt


Thưởng thức vị ngon của món cháo cá lóc

Cháo cá lóc Mỹ Tho có hương vị ngon rất riêng. Cháo được nấu từ gạo và đỗ tương bằm nhuyễn nên có vị béo ngậy rất đặc trưng. Một số quán cháo cá lóc ở TP.Mỹ Tho còn để cả hũ đỗ tương bằm nhuyễn trên bàn.

Du khách có thể thêm phần đỗ tương này vào tô cháo để món ăn thêm đậm đà, hợp vị. Và để tô cháo cá lóc Mỹ Tho thêm hấp dẫn thực khách thì người nấu còn trang trí thêm hành tím băm, ngò và rau thơm vào trong tô cháo.

Đặc biệt, đi kèm với tô cháo cá lóc là một đĩa to chứa đầy rau đắng đã được nhặt, rửa sạch sẽ. Với món cháo cá lóc miền Tây thì rau đắng đóng vai trò không thể thiếu để món ăn của chúng ta thêm thơm ngon và đậm đà.

Ngon miệng, giàu dinh dưỡng và lại rất dễ ăn nên cháo cá lóc – món ăn đặc sản có “1-0-2” ở miền Tây là một món ăn đặc sản mà du khách nào cũng muốn một lần thưởng thức khi có dịp ghé thăm miền Tây. Đặc biệt, nếu đi du lịch miền Tây vào mùa đông mà được thưởng thức một tô cháo cá lóc nóng hổi ăn kèm rau đắng thì quả thật không gì tuyệt vời bằng!

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *