Ngày nay, du khách du lịch về miền Tây không chỉ là đi Phú Quốc, đi chợ nổi Cần Thơ v.v.. mà còn là đi về các cù lao trong bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng để tham quan và nghỉ dưỡng. Dần dà, “bộ tứ linh” của miền Tây đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn mà cả du khách trong và ngoài nước đều ưa chuộng.
Bạn đang đọc: “Bộ tứ linh” miền Tây, những điểm đến du lịch hấp dẫn
-> Xem thêm: Du lịch về Miền Tây nhớ thử qua Cầu Khỉ
Du lịch về miền Tây khám phá “bộ tứ linh”
4 cù lao Long – Lân – Quy – Phụng được người dân miền Tây xưng tụng và ví như bộ “tứ linh” mang hàm ý là miền đất linh thiêng luôn mang lại hạnh phúc, may mắn cho cư dân ở vùng đất này.
Riêng về lĩnh vực du lịch, bộ tứ linh này đã thu hút không biết bao nhiêu du khách ghé thăm, tìm hiểu. Đặc biệt, phong cảnh ở các cù lao này cộng với những vườn cây trái miệt vườn nằm giữa vùng sông nước mênh mông đã tạo nên một bức tranh thủy mặc quyến rũ trên dòng sông Tiền. Bộ tứ linh hiện nay đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Miền Tây du khách nhớ ghé lại khám phá nét đẹp, sự thú vị của bộ “Tứ Linh”
VF05:Tour Miền Tây 1 Ngày (MỸ THO – BẾN TRE) | Cồn Lân – Vườn Trái Cây – Chèo Xuồng Ba Lá – Đi Xe Ngựa/Xe Lam – Chùa Vĩnh Tràng
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Chèo xuồng ba lá – Đi xe ngựa/xe lam – Vườn Trái Cây – Chùa Vĩnh Tràng
Giá Từ
Xem Tour
Nếu du khách xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đi về miền Tây, theo hướng quốc lộ 1A tầm 70 cây số sẽ đến Tiền Giang. Quý khách sẽ có cơ hội tham quan cồn Long, Lân trước sau đó đến cồn Quy, Phụng sau.
Nếu cồn Lân, cồn Phụng ở thế đối xứng “long chầu” trong cung đình thì cồn Quy, cồn Long lại nên thơ, hiền hòa như con nước miền Tây. Nếu du khách ấn tượng ở cồn Lân, cồn Long là những con rạch nhỏ quanh co, uốn lượn thì ở cồn Quy, cồn Phụng lại là cù lao vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, nhìn rất thông thoáng và đẹp mắt.
Tùy theo hành trình Tour mà du khách có thể ghé thăm từng cồn trước hoặc có thể tham quan 1 vòng 4 cồn rồi sẽ dừng chân ở tham quan kỹ ở cồn nào. Nếu có đi Tour miền Tây, Quý khách đừng nên bỏ lỡ cơ hội khám phá bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng này nhé.
Du khách đi thuyền tham quan “Bộ tứ linh” miền Tây
-> Tham khảo thêm: Đi du lịch Miền Tây có gì chơi?
“Bộ tứ linh” miền Tây – những điểm đến du lịch hấp dẫn
Tham quan Cồn Long
Cồn Long còn gọi là Cù lao Tân Long còn được gọi là cồn Rồng, nằm trên sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền), thuộc phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho. Cồn Long trước đây là một gò đất nổi lên giữa dòng sông, sau nhờ dòng sông bồi đắp nên đã hình thành nên gò đất đồi, người ta còn gọi là cù lao.
Từ đó người dân bắt đầu ra cồn Long để sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và trồng cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, sơri, ổi không hạt, cam, xoài, vú sữa… Đất cồn được bồi đắp chủ yếu từ phù sa nên rất tốt để trồng cây ăn trái, dần dần thu hút nhiều người ở đất liền qua sinh sống và định cư ở đây.
Xung quanh cồn Long là sông nước mênh mông, trên cồn có nhiều cây bần và cây ăn trái, nhiều nhất là dừa và nhãn. Đời sống người dân từ từ được cải thiện, tuy nhiên người dân ở phường muốn qua thành phố và ngược lại vẫn còn phải đi đò, phà. Hiện tại nghề chính của cư dân ở đây là nông nghiệp, đánh bắt hải sản, đóng sửa ghe tàu, dịch vụ du lịch…
Toàn cảnh Cồn Long ở Miền Tây
Riêng về mặt du lịch, cù lao Tân Long nằm trong tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang hướng đến “Tam giác du lịch” là thành phố Mỹ Tho – cù lao Thới Sơn – cù lao Tân Long.
Tham quan Cồn Lân
Cù lao Thới Sơn còn gọi là cồn Thới Sơn hay cồn Lân, hiện thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Mỹ Tho, có nhiều mương rạch chằng chịt. Tuy cùng nằm trên một khúc sông, nhưng cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; trong khi cồn Quy và cồn Phụng lại thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Tìm hiểu thêm: Trải nghiệm ăn tối trên tàu ở sông Sài Gòn – Ngắm cảnh sắc Sài Gòn
Đến Cồn Lân, du khách có thể vào vườn trái cây tham quan
VF06:Tour miền Tây Vườn Trái Cây – Nhà Cổ (1 Ngày) | Thánh Thất – Cù Lao Tân Phong – Vườn Trái Cây – Làng Nghề Truyền Thống – Nhà Cổ Ba Kiệt
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Thánh thất Cái Bè – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Đờn ca tài tử – Làng nghề truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Dân cư ở cồn Lân sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn quả (nhiều nhất là cây nhãn và sapôchê), nuôi ong, đánh bắt và nuôi thủy sản… Du lịch đến cồn Lân, du khách sẽ được mời nếm thử trà mật ong (ong ở đây chủ yếu chắt mật từ hoa nhãn nên cho mật có vị đậm đà riêng) và kẹo mứt. Ở đây du khách còn được tham quan vườn cây ăn trái, dạo chơi quanh làng tìm hiểu đời sống người dân Nam Bộ và được nghe đờn ca tài tử.
Đến tham quan Cù Lao Thới Sơn, nghe đờn ca tài tử là một trải nghiệm tuyệt vời
Tham quan Cồn Quy
Cồn Quy hay còn gọi là cồn Biện Quy, cách trung tâm thành phố Bến Tre 22 km đường sông, thuộc địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đây là một trong 4 cồn nằm trên sông Mỹ Tho, được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc. Cồn Rồng là “long”, cồn Thới Sơn là “lân”, cồn Biện Quy là “quy”, và cồn Tân Vinh là “phụng”.
Cồn Quy ngày xưa chỉ là mỏm đất hoang vu, cỏ cây rậm rạp, không ai sinh sống. Dần dần con người lập đất, khai phá và chuyển đến xây cất nhà ở đây. Sau đó, cồn được cơ chế bồi đắp tự nhiên, đất đai khá rộng và thu hút nhiều nhà dân đến ở, trồng hoa màu và các loại cây ăn trái như nhãn, sapôchê, bưởi, mận, xoài, mít tố nữ… Khi có người dân sinh sống, làm ăn, chính quyền đã cho xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê bao khép kín, nhờ vậy mỗi năm đến mùa lũ, các vườn cây không còn bị ngập nước, chết cây hay thất mùa.
Khung cảnh yên bình ở Cù Lao Quy – Miền Tây
Cư dân ở cồn Quy sống bằng nghề làm vườn, làm kẹo dừa hay chăn nuôi nông nghiệp, nuôi ong lấy mật. Đặc biệt, ong cồn Quy chắt mật từ hoa nhãn nên cho mật có vị đậm đà riêng. Du khách đi du lịch đến cồn Quy ngoài việc thưởng thức các món ăn ngon mang đậm chất vùng miền còn được đưa đi tham quan bằng xuồng, được mời dùng các loại trái cây miệt vườn và nghe đờn ca tài tử Nam Bộ do các nghệ sĩ miệt vườn biểu diễn.
Tham quan Cồn Phụng
Cồn Phụng là một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến Tre 12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông). Ngày trước, cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh, về sau có người còn gọi đó là cù lao Đạo Dừa. Nguyên do là vì ông Nguyễn Thành Nam đã đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào đầu thế kỷ 20.
Chuyện kể rằng trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng, và trở thành tên phổ biến cho đến ngày nay.
>>>>>Xem thêm: “Điểm mặt” Top 8 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Cà Mau
Cồn Phụng – một trong Tứ Linh Miền Tây cũng khá đẹp và yên bình
-> Đặt ngay những Tour Miền Tây chất lượng cao do Kinhnghiem24h.edu.vn tổ chức.
Ban đầu, cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông Mỹ Tho, sau này do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm nên diện tích cồn hiện tại khá rộng.
Đến cồn Phụng, du khách có thể đi thăm các các vườn cây ăn trái và thưởng thức các món ăn ngon đậm chất vùng miền. Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du khách bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân dịa phương gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa… Du khách còn có thể tham quan về khu di tích Đạo Dừa hay Đạo Ông Dừa và tìm hiểu thêm về đạo giáo khác lạ này.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp