Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (tọa lạc ở số 65 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM) là một trong các địa điểm ưa thích tại Sài Gòn của du khách địa phương và du khách quốc tế. Bảo tàng này vinh dự là một trong 5 bảo tàng tiêu biểu được công bố trong danh sách “TP. HCM – 100 điều thú vị”. Bên trong bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày nhiều bộ sưu tập, hiện vật quý về các thời kỳ lịch sử Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh

Lịch sử bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thời Pháp thuộc: tòa nhà bảo tàng được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành sau 5 năm với mục đích sử dụng làm bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà được Thống đốc Nam Kỳ Henri Eloi Danel dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm dinh Thống đốc hay còn gọi là dinh Phó soái.

Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Dinh Thống Đốc Nam Kỳ – nay là bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thời Đệ nhị Thế chiến: dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ, đặc biệt là chỉ trong năm 1945, dinh này đã có 5 lần thay đổi. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda chiếm dinh Thống đốc. Ngày 14/8, người Nhật giao dinh này lại cho chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Ngày 25/8, Việt Minh cướp chính quyền, bắt giam Khâm sai Nguyễn Văn Sâm và Đổng lý văn phòng Hồ Văn Ngà. Sau đó, dinh trở thành trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10/9, phái bộ quân sự Anh B.W Roe chiếm dinh làm trụ sở Phái bộ Đồng Minh. Ngày 5/10, dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Sau khi Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương là đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu chọn dinh Norodom (dinh Độc Lập) làm Phủ Cao ủy thì dinh  (tức phủ Cao ủy Cộng Hòa Pháp tạm thời) trở thành nơi làm việc của tướng Leclerc, là trụ sở chính thức của Ủy viên Cộng hòa Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Thời Nam Kỳ Quốc và Quốc gia Việt Nam: Năm 1947, Pháp tái chiếm Đông Dương, chính quyền Pháp bàn giao dinh cho Thủ tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ quốc. Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập, dinh này chuyển thành dinh Thủ hiến dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu.

Thời Việt Nam Cộng Hòa: Sau hiệp định Geneve, Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chức thủ tướng. Dinh Thủ hiến trở thành dinh Thủ tướng tạm thời và được Quốc trưởng Bảo Đại đặt tên mới là dinh Gia Long. Sau khi phế truất Bảo Đại, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc Khách. Trong thời gian năm 1964 – 1965, dinh được dùng làm dinh Quốc trưởng. Năm 1966, dinh này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa.

Tìm hiểu thêm: Địa chỉ thiền viện trúc lâm đà lạt nằm ở đâu?

Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Thời kỳ sau năm 1975: Sau giải phóng, trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa không còn tồn tại, tòa nhà này tạm thời không dùng cho mục đích cụ thể nào. Năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1999, bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Kiến trúc bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh được kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển – phục hưng kết hợp nét kiến trúc Á – Âu. Mặt tiền bảo tàng có các trụ cột lớn nhỏ bao quanh, mô phỏng theo kiến trúc cổ của bảo tàng nổi tiếng Louvre Paris ở Pháp. Hai bên cổng ra vào của bảo tàng có hàng trụ cột chắn ngang. Năm 1943, cổng này được thay đổi bằng cách xây dựng một mái hiên. Phần chóp trên mái tam giác của bảo tàng có bức tượng “Thần Thương mại” đầu đội vương miện. Ba mặt còn lại của bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đều được trang trí từng cặp rắn quấn dây leo. Bên trong bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế mang đậm phong cách châu Âu, đặc biệt là hệ thống vòm mái lộng lẫy, tạo ra không gian rộng rãi, thoáng đãng cho bảo tàng. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn. Nếu là người đam mê kiến trúc thì bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm mà du khách không nên bỏ qua khi tham quan Sài Gòn.

Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh

>>>>>Xem thêm: Bí quyết ăn uống khi đi du lịch Phú Quốc vào dịp tết


Bức tượng “Thần Thương mại” trên chóp mái bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Khám phá bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh qua Tour Sài Gòn

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là điểm du lịch hấp dẫn với những du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Nếu có dịp du lịch Sài Gòn, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm bảo tàng này. Qúy khách có thể đến tham quan bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh bằng các phương tiện đi lại phổ biến trong thành phố như xe buýt, taxi, xe gắn máy hoặc ô tô. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn nữa, quý khách có thể lựa chọn các Tour Sài Gòn của Kinhnghiem24h.edu.vn như Tour Tham Quan Sài Gòn – TP. HCM Nửa Ngày, Tour Sài Gòn – TP HCM Nửa Ngày hay Tour Tham Quan Sài Gòn – TP HCM 1 Ngày. Hành trình Tour của chúng tôi sẽ đưa quý khách đến tham quan các điểm gần Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung Thành Phố… Ngoài ra, chùm Tour Sài Gòn của Kinhnghiem24h.edu.vn còn nhiều Tour hấp dẫn đang chờ quý khách đăng ký tham gia như Tour Du Lịch Đảo Khỉ – Cần Giờ 1 Ngày, Tour Khám Phá Địa Đạo Củ Chi Nửa Ngày, Tour Ăn Tối Trên Tàu BonSai

Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *