Trong các sản vật của miền đất Sóc Trăng, bánh phồng tôm thường được nhắc đến như một món quà mộc mạc với vị ngon đặc trưng. Vậy thì bánh phồng tôm – đặc sản nổi tiếng vùng Sóc Trăng có điểm gì thú vị? Mời du khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bánh phồng tôm – đặc sản nổi tiếng vùng Sóc Trăng
1. Bánh phồng tôm là gì?
Có thể nói, bánh phồng tôm không phải là sản vật của riêng Sóc Trăng. Bánh phồng tôm thường được dùng để ăn nhẹ, ăn vặt hoặc ăn tráng miệng trong các bữa tiệc. Loại bánh này rất phổ biến tại các nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng. Chẳng hạn, ở Indonesia, bánh phồng tôm được gọi là krupuk udang và có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Indonesia.
Bánh phồng tôm là loại bánh phổ biến ở các nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng
Tại Indonesia cũng có rất nhiều loại bánh phồng tôm lớn và nhiều biến thể của loại bánh này. Ở Malaysia, bánh phồng tôm được gọi là keropok, thường được dùng để làm món ăn nhẹ. Trong khi đó, tại Philippines, bánh phồng tôm được gọi là kropek. Ở đất nước này, bánh phồng tôm được dùng như một món khai vị đi kèm với rượu.
Tại Việt Nam, bánh phồng tôm là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, trong đó bánh phồng tôm Sóc Trăng là nổi tiếng nhất. Trên đoạn đường từ Sóc Trăng về Cà Mau, du khách có thể thấy rất nhiều giàn bánh phồng tôm được phơi trước nhà của người dân. Món bánh này cũng được bày bán phổ biến trong các siêu thị, tạp hóa của cả nước.
2. Bánh phồng tôm Sóc Trăng có điểm gì thú vị?
Bánh phồng tôm có hình dáng đơn giản, chủ yếu hình chữ nhật hoặc hình tròn với màu sắc thường là trắng ngà hoặc hơi ngả vàng. Nhìn hình thức thì đơn giản như vậy nhưng cách làm bánh phồng tôm cũng tốn nhiều công phu. Loại bánh này được làm từ bột (bột sắn hoặc bột năng) trộn đều với thịt tôm xay nhuyễn và hạt tiêu giã nhỏ.
Bánh phồng tôm là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
Một số nơi thay thịt tôm bằng thịt cua hoặc một số loại hải sản khác (mực, cá basa…). Bánh phồng tôm dành cho những người ăn chay thì không có tôm cua, hải sản mà được thay thế bằng khoai tây. Các nguyên liệu trên sẽ được trộn đều với nhau, nhồi vào những chiếc túi vải trông như những cái xúc xích lớn.
Tiếp đó, những túi này được cho vào hấp. Khi bánh trong túi đã chín, người làm cắt từng lát nhỏ, mỏng và đem phơi khô rồi cho vào các túi riêng. Bánh phồng tôm để trong các túi này có thể bảo quản ngoài nhiệt độ thường trong nhiều tháng. Trước khi ăn, người ta cho các lát bánh khô vào chảo dầu sôi chiên lên. Bánh sẽ nở to ra gấp 3 – 4 lần. Vì thế, bánh mới có tên gọi là bánh phồng tôm.
Công thức làm bánh phồng tôm chung là như vậy. Riêng với người Sóc Trăng, bánh phồng tôm có hương vị nổi trội hơn hẳn. Bánh phồng tôm của Sóc Trăng có hàm lượng tôm cao hơn hẳn bánh ở các vùng khác của Việt Nam. Hàm lượng tôm trong bánh phồng Sóc Trăng tới hơn 60%. Nhưng điều thú vị là tuy nhiều tôm như vậy nhưng bánh không hề bị tanh.
Để có được điều đó, người thợ làm bánh của Sóc Trăng sẽ phải chọn loại tôm ngon, đa phần là tôm càng xanh tươi. Tiếp đó, người làm lột vỏ tôm, rút chỉ để làm sạch tôm. Bí quyết khử mùi tanh của tôm là giã nhuyễn với gia vị, một số người cho thêm sữa tươi hoặc lòng trắng trứng. Hiện nay nhiều người cho tôm vào máy để xay nhuyễn nhưng phương pháp truyền thống là cho tôm vào cối giã mạnh liên tục đến khi thịt tôm nhuyễn đều, sánh mịn.
Thêm nữa, để bánh được ngon, người làm phải phơi bánh trong nắng to. Nắng to được xem là nắng tốt. Nắng kém sẽ làm cho bánh bị đổi màu, có mùi khai, không có độ xốp, khi chiên lên không phồng hoặc ít phồng to. Do đó, người Sóc Trăng đa phần chỉ làm bánh phồng tôm vào mùa khô, khi những con nắng trải vàng rực rỡ.
Tìm hiểu thêm: Khám phá tuyến xe bus 2 tầng phục vụ du lịch đầu tiên tại Đà Nẵng
Bánh phồng tôm Sóc Trăng có độ phồng to, không bị khai, hương vị đậm đà và bảo quản được lâu
Sau khi bánh phơi xong sẽ có màu trắng đục điểm xuyết những hạt đỏ của thịt tôm. Dù bánh phồng Sóc Trăng có để lâu, bánh cũng không bị ngả sang màu vàng như một số loại bánh khác trên thị trường. Lúc chiên lên, bánh phồng Sóc Trăng sẽ nở phồng như những bông hoa bung nở, màu bánh tươi tắn, hương vị đậm đà thơm mùi tôm, vị bánh giòn rụm nhưng mịn như tan ra trong miệng.
Hương vị của bánh phồng Sóc Trăng hấp dẫn như vậy nên thường khiến người ta ăn một lại muốn ăn hai, và đĩa bánh phồng tôm dường như có mặt tại hầu hết các mâm cỗ của người miền Tây. Trước kia, tại Sóc Trăng, bánh phồng tôm thường chỉ được làm để phục vụ cho những ngày lễ Tết. Sau này, khi đời sống và du lịch phát triển hơn, bánh phồng tôm bắt đầu theo chân khách thập phương đi các nơi và trở thành đặc sản của Sóc Trăng.
3. Một số đặc sản dân dã khác của Sóc Trăng
Ngoài bánh phồng tôm, Sóc Trăng còn có nhiều đặc sản dân dã thú vị khác:
– Bánh in: Đây cũng là loại bánh có thể bảo quản lâu trong nhiệt độ thường như bánh phồng tôm, tuy nhiên bánh in là loại bánh có vị ngọt. Bánh in Sóc Trăng được làm từ gạo nếp, đường cát và nước cốt dừa, nhân bánh là đậu xanh sầu riêng hoặc đậu xanh lá dứa. Khi ăn vào, bột bánh tan mịn trong miệng, vị đậu xanh thơm bùi rất ngon.
– Bánh gừng: Loại bánh này có tên gọi là bánh gừng vì hình dáng bánh giống như những củ gừng. Bánh được làm từ bột nếp, bột nang mực, trứng gà và nước chanh tươi. Sau khi trộn bột xong, bánh được nặn thành hình củ gừng, cho vào chảo dầu chiên vàng. Tiếp đó, đường trắng được thắng thành nước sền sệt và bánh được đem nhúng vào rồi đem phơi nắng.
Khi ăn vào, bánh có vị giòn, ngọt và thơm mùi béo ngậy của trứng gà.
>>>>>Xem thêm: Tham quan khu du lịch Láng Sen Long An
Bánh gừng được làm từ bột nếp, bột nang mực, trứng gà và nước chanh tươi
– Bánh pía: Cũng giống như bánh phồng tôm, bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Bánh pía được làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng, sầu riêng, đường, bột mì và lòng đỏ trứng muối. Bánh pía được làm rất công phu, khi hoàn thành sẽ cho ra thành phẩm là những chiếc bánh xinh xắn, có vị ngọt ngào và hương thơm đậm đà rất đặc trưng. Bánh có độ dẻo và rất mịn chứ không bị bở hay quá mềm. Vị sầu riêng nguyên chất khiến bánh pía có mùi thơm và sức quyến rũ khó lòng cưỡng lại.
– Bánh mè láo: Loại đặc sản có tên gọi thú vị này của Sóc Trăng được làm từ đường mạch nha, khoai môn, mè láo, bột nếp. Bánh mè láo có hình tròn nhỏ nhắn với những hạt mè trắng bao kín lấy bánh. Hình thức của bánh cũng đơn giản như bánh phồng tôm nhưng cách làm khá đặc sắc và tốn công.
Thành phần khoai môn trong bánh phải được bào mỏng, giã nhuyễn và phơi nắng trong 2 – 3 ngày. Tiếp đó, khoai môn được cắt ra thành từng miếng rồi lăn vào bột nếp, viên thành hình tròn và chiên trong chảo dầu sôi. Khi bánh chín sẽ được lăn qua đường mạch nha rồi lăn qua mè đã rang chín sao cho mè phủ kín bánh là được.
Bánh mè láo có độ tơi xốp cao, khi ăn vào sẽ thấy giòn rụm trong miệng. Vị bánh ngọt nhưng không gắt, cộng thêm vị bùi của mè láo tạo nên hương vị khó quên. Bánh mè láo thường được người Sóc Trăng dùng với trà nóng.
Như vậy có thể thấy, với những nguyên liệu dân dã, dễ kiếm, người Sóc Trăng đã làm nên những món đặc sản làm say lòng du khách. Chắc chắn hương vị đậm đà của bánh phồng tôm và vị ngon của nhiều loại đặc sản khác sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên nét ẩm thực độc đáo của vùng đất Sóc Trăng này.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp