Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc”, bản Cát Cát đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa. Vậy thì bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Bạn đang đọc: Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

* Xem theme: Giá vé tham quan bản Cát Cát

1. Bản Cát Cát ở đâu?

Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Đây là nơi có rất nhiều người dân tộc Mông sinh sống. Tên gọi Cát Cát là tên thác nước trong làng. Thác nước này còn được gọi là thác Tiên Sa.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát xinh xắn trong thung lũng dưới chân núi. Xung quanh là núi non hùng vĩ và màu xanh ngát của đồng ruộng, bản Cát Cát như nằm gọn trong vòng tay bao bọc của thiên nhiên.

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Bản Cát Cát là nơi sinh sống của người Mông
 Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

VF220:Tour Du Lịch Hà Nội – Hạ Long – Sapa 5 Ngày 4 Đêm

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 5 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – SaPa – Hàm Rồng – Hạ Long – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour

2. Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Bản Cát Cát có khoảng cách gần với thị trấn Sapa nhất so với những ngôi làng nổi tiếng khác của Sapa. Khoảng cách từ thị trấn Sapa tới Cát Cát là 3km. Đường đi đến Cát Cát cũng rất dễ. Du khách từ trung tâm thị trấn Sapa chỉ cần thẳng hướng theo con đường về núi Fansipan khoảng 3km là đến Cát Cát.

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Bản Cát Cát cách trung tâm Sapa khoảng 3km

Đường đến Cát Cát đã được rải nhựa nên đi lại càng thuận tiện. Có những du khách đi xe đạp, nhiều khách du lịch nước ngoài thậm chí còn đi bộ đến Cát Cát để chiêm ngưỡng cảnh dọc đường, một số khác thì đi xe ôm từ Sapa đến Cát Cát hết khoảng 30.000đ.

Chính vì đường đi thuận lợi và cảnh sắc tuyệt đẹp nên bản Cát Cát đã trở thành một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Sapa được du khách trong và ngoài nước biết đến.

3. Vẻ đẹp của bản Cát Cát

Bản Cát Cát có khoảng 80 hộ dân, đa phần các nhà dân nằm dọc theo con đường lát đá trong bản. Một số nhà khác nằm rải rác trên sườn núi. Nằm ở vị trí trung tâm của Cát Cát là 3 dòng suối nổi tiếng: suối Vàng, suối Bạc, suối Tiên Sa và thác Cát Cát. Tiếng nước suối róc rách và tiếng thác đổ ngày đêm làm cho khung cảnh nơi này vừa thanh bình vừa hoang sơ.

Tìm hiểu thêm: Áo bà ba – Nét duyên của người dân Nam Bộ

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Thác Tiên Sa

Bên cạnh thác Tiên Sa là hai cây cầu được gọi là cầu A Lứ và cầu Si. Hai cây cầu nhìn thật thơ mộng với cây cối hoa lá xanh tốt và núi rừng thanh vắng bao bọc. Khách du lịch Sapa khi đến Cát Cát đều rất thích hai cây cầu này. Cảm giác đứng trên cầu ngắm cảnh vật xinh đẹp xung quanh thật là thú vị.

Khung cảnh ruộng bậc thang ở Cát Cát cũng là cảnh đẹp rất nổi tiếng. Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 và người Mông đã sinh sống ở đây từ khi đó.

Họ làm các ngôi nhà dọc theo sườn núi và canh tác ngay gần đó, mỗi ngôi nhà cách nhau khoảng vài chục mét. Dần dần, theo quá trình canh tác của họ, các ruộng bậc thang đã được tạo ra để trồng lúa, khoai, sắn, ngô theo phương thức thủ công.

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

Ruộng bậc thang ở Cát Cát
 Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

VF171:Tour Du Lịch Sapa – Chợ Bắc Hà 1 Ngày

Khởi hành:Chủ Nhật Hàng Tuần (Từ 8h00 – 17h30)

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Sapa

Lịch trình: Sapa – Chợ Bắc Hà

Giá Từ

Xem Tour

Vào mùa lúa chín, ruộng bậc thang phủ một màu vàng óng ả trong nắng, tạo nên khung cảnh nên thơ giữa núi non hùng vĩ. Đến mùa đông, những ruộng bậc thang lại phủ một màu xám đầy mênh mang và ẩn hiện trong sương. Đối với du khách trong và ngoài nước, ruộng bậc thang chính là bản sắc của Sapa, là cảnh đẹp hiếm có của nơi này.

4. Những nét đặc sắc ở bản Cát Cát

Ngoài phong cảnh xinh đẹp, bản Cát Cát ở Sapa còn có những nét rất đặc sắc như sau:

Nhà cửa có kiến trúc lạ mắt: Người Mông ở đây làm những ngôi nhà 3 gian bằng gỗ với không gian bên trong chia làm nơi thờ cúng, nơi tiếp khách, nơi trữ lương thực, bếp…

Những ngôi nhà đơn giản, bình dị nhưng cũng nói lên bản tính phóng khoáng của người dân nơi đây. Vào mùa đông, vào các ngôi nhà người dân ở Cát Cát, ngồi bên bếp lửa bập bùng và nghe họ kể chuyện mới thấy hết được cái thú vị của nơi này.

Nghề thủ công: Trong bản Cát Cát có làng nghề thủ công truyền thống và người dân bày bán luôn các sản phẩm mà họ làm ra. Đó là các nghề dệt vải thổ cẩm, chế tác trang sức, trồng bông…

Các đồ thổ cẩm ở đây được nhuộm từ lá rừng và tro, với nhiều hình dáng và hoa văn phong phú. Còn các món đồ trang sức được chạm đồng, bạc, nhôm cũng rất đa dạng và được các du khách yêu thích.

Bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa?

>>>>>Xem thêm: ​Cẩm nang khi đi du lịch Hội An vào dịp Tết

Cát Cát còn giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống

Giữ được tập quán riêng: Mặc dù mỗi năm đón rất nhiều khách du lịch từ nhiều nơi nhưng người dân bản Cát Cát vẫn giữ được tập quán riêng. Phụ nữ và đàn ông trong bản ăn mặc theo phong cách người Mông bao đời. Du khách còn có thể thấy các điệu múa, điệu hát, các nhạc cụ truyền thống được chơi trong bản. Vào dịp năm mới, còn có lễ hội Gầu tào để cầu phúc cho bản, rất thú vị.

Với tất cả những nét hấp dẫn trên, bản Cát Cát càng ngày càng thu hút nhiều du khách đến hơn. Du lịch Sapa 3 ngày hay nhiều hơn nữa, du khách đừng quên sắp xếp thời gian để ghé thăm bản Cát Cát, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình nơi đây và trải nghiệm những nét văn hóa người Mông đặc sắc nhé.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *