Đi lễ chùa Hương đầu năm không chỉ để cúng lễ, cầu may mắn, an lành cho gia đình mà còn được thưởng ngoạn phong cảnh nước non hữu tình, thanh tịnh nơi đất Phật. Vậy đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị những gì?
Bạn đang đọc: Đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị những gì?
Xem thêm: kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc bằng xe máy
Trang phục đi lễ chùa Hương
Để chuyến đi lễ chùa Hương được trọn vẹn, điều đầu tiên du khách cần chuẩn bị chính là trang phục. Việc ăn mặc phù hợp rất quan trọng, đặc biệt là hành hương đến nơi linh thiêng như chùa Hương trong dịp lễ đầu năm.
Những bộ áo dài màu sắc nhã nhặn luôn là lựa chọn lý tưởng khi đi lễ chùa Hương.
VF261:Tour Hà Nội – Mai châu 2 Ngày 1 Đêm
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Nhiều người thường nghĩ lên chùa chỉ cần mặc kín là được, song thực tế cửa Phật vẫn luôn có những nguyên tắc về trang phục mà du khách nên tuân thủ khi nước chân vào cửa Chùa.
Chùa Hương không chỉ là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội mà còn là nơi thờ tự linh thiêng nên những độ đồ giản dị, lịch sự luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi đi lễ Phật. Ngoài kiểu dáng đơn giản, kín đáo, du khách cũng nên mặc những trang phục có màu sắc nhã nhặn. Tốt nhất là nên chọn những gam màu lạnh trầm tính, càng có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa như màu nâu hoặc màu lam thì càng tốt.
Kiểu đồ xuyên thấu, mỏng tang, ôm sát, lộ nhiều da thịt… là những trang phục tuyệt đối không được mặc khi đi lễ chùa Hương vì không phù hợp với không gian thiền thanh tịnh cũng như gây khó chịu cho người xung quanh.
Tuyệt đối không mặc trang phục hở hang, phản cảm đi lễ chùa.
Đặc biệt, lễ chùa Hương rất đông khách thập phương đến hành hương, lễ Phật. Vì thế, du khách nên tránh xa những loại váy áo rườm rà để tránh vướng vào tàn hương hoặc người xung quanh khi chen lấn. Ngoài ra, du khách đừng chọn những đôi giày bệt đơn giản, dễ tháo vì ở chùa Hương có nhiều nơi quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ.
Tiền mặt đi lễ chùa Hương
Không giống như những điểm vui chơi khác trong tour du lịch Hà Nội 1 ngày, đi lễ chùa Hương du khách phải mang theo tiền mặt để trả tiền cho nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau như tiền đò, tiền cáp treo, tiền mua quà, tiền công đức…
Tuy nhiên, du khách nên nhớ chỉ mang đủ một lượng tiền mặt vừa dùng, không mang quá nhiều vì dịp lễ đông đúc có rất nhiều kẻ gian trà trộn, dễ xảy ra tình trạng mất cắp, cướp giật…
Đồ cúng lễ khi đi chùa Hương
Thứ quan trọng nhất là du khách cần chuẩn bị khi đi lễ chùa Hương chính là lễ vật sao cho đúng và đủ. Tốt nhất, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ trước khi khởi hành, vừa chủ động thời gian vừa tiết kiệm chi phí.
Trường hợp không có thời gian chuẩn bị lễ trước khi đi, du khách nên mua tại khu vực quanh suối Yến vì càng tiến gần vào chính điện giá đồ cúng lễ càng đắt, thậm chí có thể tăng gấp đôi so với bình thường.
Nên sắm lễ chay khi cúng bái chùa.
Khi đi lễ chùa Hương đầu năm, các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi, chè… là ưu tiên hàng đầu. Trường hợp muốn dâng cổ mặn như trâu, heo, dễ, thịt gà, giò chả… phải nhớ không đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Theo nguyên tắc của nhà Phật, trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Còn lễ mặn chỉ được dâng lên trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ được đặt tại ban thờ hay điện thờ.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang khi đi du lịch phượt Hạ Long vào dịp Tết
Tuyệt đối không được dâng lễ mặn lên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền.
VF39:Tour Du Lịch Hoa Lư – Tam Cốc 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8:00 – 17:00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Tương tự vàng mã, tiền âm phủ cũng vậy, chỉ được đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông; còn tiền thật nên bỏ vào hòm công đức chứ không nên đặt lên hương án của chính điện.
Ngoài ra, khi chọn hoa tươi lễ Phật chùa Hương, du khách nên chọn những loại hoa thơm ngát, thanh tao như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… để bày tỏ lòng thành kính. Tuyệt đối không được mua các loại hoa tạp, hoa dại.
Cầu nguyện khi đi viếng chùa Hương
Theo kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội, khi làm lễ ở chùa Hương, du khách nên xin Phật che chở, bảo vệ hoặc cầu xin may mắn, bình an. Ngoài ra những thứ hư không như xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc là không linh nghiệm.
Ngoài ra, du khách cũng có thể sám hối, ăn năn trước những lỗi lầm đã gây ra và cầu xin cơ hội sửa chữa, mong muốn làm việc thiện để tích công đức. Lưu ý khi đứng khấn vái, nên đứng chếch sang một bên, không nên đứng thẳng bàn thờ chính điện.
Đi lễ chùa Hương nên cầu sức khỏe, an lành.
Mặc cả và đề phòng trộm cắp khi đến viếng chùa Hương
Lễ hội chùa Hương với sự tham gia của hàng ngàn khách thập phương chính là dịp để cho những người xấu trục lợi bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì thế du khách đi lễ chùa Hương đầu năm phải cần hết sức cảnh giác để phòng để tránh “tiền mất, tật mang”.
Khi mua đặc sản về quà hay lễ vật cúng bái, du khách nhớ luôn hỏi giá kỹ càng để tránh bị chặt chém. Khu vực gần suối Yến luôn bán với giá hợp lý hơn so với nơi khác nên du khách hãy mua sắm ở đây để tiết kiệm chi phí.
>>>>>Xem thêm: Vãng cảnh TOP 8 ngôi chùa đẹp nổi tiếng ở Long An
Lễ hội chùa Hương rất đông nên du khách cẩn thận đề phòng trộn cắp.
Những chốn đông người ở chùa Hương, đặc biệt khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng xấu lợi dụng lộn xộn, thừa cơ móc ví, điện thoại. Do đó, du khách phải hết sức cảnh giác bảo quản chặt đồ đạc, tư trang cá nhân. Ngoài ra, gần suối Giải oan cũng có nhiều người xem bói dạo, không đáng tin nên du khách phải cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ.
Tham khảo: Giới thiệu về chùa Hương ở Hà Nội
Tham khảo thông tin về đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị những gì, du khách sẽ biết được những quy định căn bản của nhà chùa để chuẩn bị kỹ lưỡng, cho chuyến hành hương về cửa Phật trọn vẹn như mong muốn.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp