Hội chùa Hương là một lễ hội lớn ở Hà Nội. Vào dịp lễ hội, hàng ngàn phật tử từ khắp miền đất nước về chùa Hương cúng bái. Tưng bừng lễ hội chùa Hương ở Hà Nội là chủ đề mà bài viết này chia sẻ hôm nay. Hãy cùng dòng phật tử tìm về chùa Hương để khám phá lễ hội độc đáo này nhé.
Bạn đang đọc: Tưng bừng lễ hội chùa Hương ở Hà Nội
Xem thêm: Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội
Lễ hội chùa Hương nhộn nhịp với nhiều hoạt động văn nghệ
1. Đôi nét về lễ hội chùa Hương
Hội chùa Hương khai hội vào mùng 6 tháng giêng, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ này, hàng vạn phật tử đổ về chùa Hương để trẩy hội, vừa để viếng chùa vừa tham quan chùa Hương – một trong những điểm du lịch đẹp ở Hà Nội.
Những ngày diễn ra lễ hội chính là từ rằm tháng giêng đến hết ngày 18 tháng 2 âm lịch. Ngày này trước là ngày lễ khai sơn của người dân địa phương. Sau này, nghi lễ này trở thành nghi lễ mở cửa rừng mang ý nghĩ mới – mở cửa (khai mở) chùa.
Những phật tử dâng lễ cúng tại chùa
VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Phần lễ hội chùa Hương rất đơn giản. Trước ngày khai hội 1 ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, tạo nên một không khí lễ hội bao trùm lên toàn Hương Sơn.
Phần lễ thể hiện tín ngưỡng phật giáo ở Việt Nam, có lễ dâng hương, lễ cúng và thiền. Trong lễ dâng hương, phần đồ dâng hương gồm có hương, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có 2 tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến dâng đồ lễ lên bàn thờ.
Từ ngày khai hội cho đến kết thúc lễ hội, thỉnh thoảng có sư đến tụng kinh trong chùa, đền. Còn hương khói trong chùa không bao giờ dứt.
Trong ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Không khí lễ rước vô cùng vui tươi, phấn khởi với cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm theo sau, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Trong phần lễ hội còn có rước văn và rước lễ rất trang trọng.
Tìm hiểu thêm: Có 1 Bãi Bàng nên thơ ở Hòn Sơn Kiên Giang
Lễ hội chùa Hương còn có múa lân rất đặc sắc
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, ngoài phần nghi lễ, còn diễn ra rất nhiều các hoạt động văn nghệ đặc sắc như văn nghệ, hát chèo, hát văn, bơi thuyền…
Nét độc đáo của lễ hội lớn ở Hà Nội này là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh núi non, cửa vào cõi phật. Hình ảnh những con thuyền trên sông Yến gợi nhớ văn hóa thuyền của cư dân Việt xưa, là niềm cảm hứng dựng nên lễ hội đua thuyền sau này.
2. Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương
– Nên đi lễ chùa Hương vào thời gian nào?
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch, trong đó, đỉnh điểm của lễ hội từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Du khách du lịch Hà Nội 1 ngày muốn đến chùa Hương để thưởng thức dịp lễ hội lớn nhất của phật tử Việt Nam nên đi vào khoảng thời gian này. Đây là dịp để du khách có thể hòa mình vào những sinh hoạt văn hóa vui nhộn và hấp dẫn của kì lễ hội.
Dòng khách du lịch đến tham quan đông nhất vào đỉnh điểm lễ hội chùa Hương
– Đường lên lễ hội chùa Hương đi như thế nào?
Nếu du khách sử dụng ô tô, du khách nên lựa chọn hướng quốc lộ 1A đi Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ phải khi đến nút giao lộ Đồng Văn để vào quốc lộ 38, đi tiếp thêm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Đường này chỉ dành cho xe ô tô nên du khách đi xe máy có thể lựa chọn đường khác.
Đoạn đường thứ 2 đi chùa Hương mà bất cứ phương tiện nào cũng có thể đi là theo hướng Nguyễn Trãi, Hà Đông, sau đó rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó, du khách đi tiếp thêm 40km là tới Tế Tiêu. Tại đây du khách có thể hỏi thăm đường đi chùa Hương.
Ngoài 2 phương tiện trên, theo kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội, du khách có thể đi đến chùa Hương bằng xe buýt. Chuyến xe buýt 211 đi Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa) là chuyến xe nhanh chóng đưa du khách đến với chùa Hương.
– Kinh nghiệm đi đò chùa Hương dịp lễ
Vào dịp lễ hội chùa Hương, khu vực quanh cổng vào bến đò thường có rất nhiều cò đò bắt khách, du khách không nên đi theo cò đò, vì giá vé sẽ mắc. Hãy mua vé đò ở cổng hội hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đò.
Nếu có thể, du khách nên tụ tập nhiều khách du lịch khác lại để thuê chung một chuyến đò, vừa tránh được tình trạng nhồi nhét khách, lại có thể trực tiếp thỏa thuận giá đò.
Du khách đi đò đến chùa Hương
>>>>>Xem thêm: “Bật mí” địa chỉ cầu Tình Yêu Cần Thơ nằm ở đâu?
VF425:Tour Du Lịch Hà Nội – Hồ Đại Lải 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Hồ Đại Lải – Đảo Ngọc – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
– Kinh nghiệm ăn uống tại chùa Hương
Đi du lịch Chùa Hương xong, du khách có thể ghé nhà hàng nào đó gần đường đi để thưởng thức các món ngon, đặc sản. Nhiều nhà hàng dọc theo suối Yến đến chùa Thiên Trù có phục vụ nhiều món ngon vùng miền để du khách thưởng thức.
Trong tất cả những nhà hàng đó, nhà hàng Mai Lâm nằm dưới chân núi lên chùa Thiên Trù đã nhiều năm phục vụ khách nên chất lượng và giá cả tốt, phù hợp với túi tiền của nhiều khách du lịch.
Du khách có thêm tham khảo thêm “Chùa hương cách Hà Nội bao xa” để biết thêm.
Chùa Hương là điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn vào dịp lễ hội của chùa. Hòa trong không khí tưng bừng lễ hội chùa Hương ở Hà Nội, Kinhnghiem24h.edu.vn chúc du khách đến chùa Hương đạt được nhiều niềm vui và sự bình an trong tâm hồn tại chốn bồng lai tiên cảnh này.
Nguồn xem thêm: /blog/gioi-thieu-doi-net-ve-chua-huong-o-ha-noi.html