Đình làng Hải Châu là một trong những điểm tham quan không thể bỏ lỡ trong lịch trình tour du lịch Đà Nẵng của du khách. Với không gian kiến trúc cổ kính và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, đình làng Hải Châu như là một nốt trầm tuyệt đẹp giữa phố thị hiện đại. Thăm đình Hải Châu du khách sẽ thấy được một hình ảnh rất khác của thành phố Đà Nẵng. Chẳng ồn ào và nhộn nhịp như nhịp sống đô thị, không gian và bầu không khí trong đình cứ nhẹ nhàng, chậm rãi. Mùi khói hương phảng phất lan tỏa trong gió càng khiến người ta cảm thấy dịu êm và thư thái. Chẳng thế mà người ta ví đình làng Hải Châu như một nơi bình yên giữa chốn thị thành.
Bạn đang đọc: Đình làng Hải Châu Đà Nẵng – nơi bình yên giữa chốn thị thành
Dấu tích đình làng Hải Châu xưa
Lịch sử đình làng Hải Châu
Đình làng Hải Châu nằm ở ngõ 48 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đình được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia năm 2001. Không nằm ở gần đường lớn nhưng vị trí của đình khá trung tâm nên mọi người có thể dễ dàng di chuyển, đi lại. Là một địa điểm du lịch Đà Nẵng được yêu thích đình làng Hải Châu luôn tiếp đón một lượng khách đến tham quan và dâng hương mỗi năm.
Làng Hải Châu đã tồn tại hơn 5 thế kỉ từ thời vua Lê Thánh Tông cho đến nay. Và theo lịch sử ghi lại thì làng Hải Châu là một trong những làng ra đời sớm nhất ở Đà Nẵng. Những người lập nên làng Hải Châu được xác định là 43 chư tộc thuộc làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Họ là những người theo vua Lê Thánh Tông – một vị minh quân văn trị vào Nam để khai phá đất đai, mở rộng bờ cõi. Trong quá trình khai khẩn họ đã lập ra làng Hải Châu và cư ngụ tại đây. Như vậy có thể hiểu rằng gốc gác của làng là ở Hải Châu, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Đình làng Hải Châu được xây dựng vào năm 1806, tức năm Gia Long thứ 5 tại khu đất Nghĩa Lợi nằm cạnh bờ sông Hàn. Đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng. Cùng trải qua những thăng trầm lịch sử của dân tộc, đình làng Hải Châu trải qua ba lần xây dựng, tôn tạo.
Tìm hiểu thêm: Khám phá những truyền thuyết về núi Hàm Rồng Sapa
Đình làng Hải Châu trải qua 3 lần xây dựng
Sau lần xây dựng thứ nhất vào năm 1806, do sự tàn phá của chiến tranh, đình làng Hải Châu Đà Nẵng được xây dựng lại lần thứ hai vào năm 1860 tại một khu đất mới mà nay thuộc trường Trung học Y Tế Đà Nẵng (99 Hùng Vương, quận Hải Châu). Đến năm 1904 đình làng lại một lần nữa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay do người Pháp đã từng sử dụng đình Hải Châu làm trạm y tế để chữa trị những bệnh nhân bị đậu mùa. Sự ô uế (theo quan niệm của người dân) mà người Pháp đã gây ra làm mất đi sự thanh tao và linh thiêng của đình, vì vậy người dân Hải Châu quyết định xin vua Thành Thái cho xây dựng lại đình. Tồn tại cho đến ngày nay, đình Hải Châu bao gồm các công trình: đình làng, nhà thờ Tiền Hiền, nhà thờ 43 chư phái tộc, miếu Bà thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana, cổng Tam Quan và một hồ sen lớn. Năm 2002 chính quyền Đà Nẵng cũng đã tôn tạo và tu sửa lại đình dựa trên kiến trúc sẵn có, không can thiệp vào cấu trúc của đình.
Công trình được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo rất hài hòa về mặt thẩm mỹ và mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông. Mặt khác bố trí thiết chế không gian bên trong đình Hải Châu được kết hợp rất thanh lịch, hài hòa với cảnh quan tự nhiên mang lại một cái nhìn trang nghiêm, thanh tịnh.
>>>>>Xem thêm: Giá vé tham quan ga Đà Lạt cho những ai cần
Lễ hội đình làng Hải Châu
Đình làng Hải Châu – không gian sinh hoạt văn hóa- tín ngưỡng
Trước hết đình làng Hải Châu là một không gian văn hóa – tín ngưỡng của người dân làng Hải Châu và nhân dân Đà Nẵng. Đình làng là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa cội nguồn của dân tộc. Dù đi đâu, làm gì thì trong trái tim của mọi người đều hướng về hai chữ cố hương thiêng liêng, sâu sắc. Truyền thống sinh hoạt và tín ngưỡng “uống nước nhớ nguồn” là những dấu ấn không thể phai mờ trong nếp sống của người Việt qua từng thế hệ.
Đình làng Hải Châu như là một không gian kết nối giữa quá khứ và hiện tại, nhắc nhớ mọi người về cội nguồn của mình. Từ năm 2009, thành phố Đà Nẵng đã khôi phục lại lễ hội đình làng Hải Châu để tạo không gian cho mọi người cũng trở về nguồn cội của lịch sử cha ông. Bên cạnh đó lễ hội đình làng như một lời tri ân đến những vị Tổ đã sáng lập nên làng tạo tiền đề cho cuộc sống ngày nay. Lễ hội cũng góp phần vào tiếng nói giáo dục giúp mọi người càng thấu hiểu hơn đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Ngoài ra đình làng Hải Châu cũng có thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana cũng thể hiện rất đậm nét văn hóa thờ Mẫu của người Việt. Vì vậy đình làng Hải Châu không những chỉ là không gian riêng của những người dân có nguồn cội chung mà còn là nơi sinh hoạt của tất cả mọi người tại thành phố Đà Nẵng. Mọi người đến đây là để chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của đình Hải Châu, để dâng hương thành kính với những vị thần và cầu chúc những điều tốt lành…
Giữa những đông đúc và xô bồ của chốn thị thành hẳn mọi người sẽ cảm thấy thật ấm áp và yên bình khi bước chân vào không gian đình làng Hải Châu. Với kiến trúc đình đậm chất Á Đông cổ kính và bầu không khí linh thiêng, thanh tịnh nơi đây những mỏi mệt và ưu phiền dường như tan biến. Tâm hồn con người được gột rửa, được tẩy trần chỉ còn lại sự trong sạch và thanh bình. Đến Đà Nẵng, ghé thăm biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn hay công viên 29/3 Đà Nẵng du khách cũng đừng quên đến thăm đình làng Hải Châu – một nốt lặng thanh tịnh giữa ồn ào đô thị.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp