Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc là những biểu tượng văn hóa thiêng liêng của thủ đô Hà Nội, được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chọn làm điểm đến du lịch khi đặt chân đến miền đất thủ đô ngàn năm. Trong bài viết này, hãy cùng Kinhnghiem24h.edu.vn khám phá đền Ngọc Sơn và tìm hiểu giờ mở cửa Đền Ngọc Sơn Hà Nội nhé.
Bạn đang đọc: Giờ mở cửa Đền Ngọc Sơn Hà Nội
Đền Ngọc Sơn là điểm du lịch nổi tiếng nằm trong cụm di tích Hồ Gươm
VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
1. Đền Ngọc Sơn – di tích lịch sử giữa lòng thủ đô
Đền Ngọc Sơn thiêng liêng cổ kính nằm trong cụm di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” vô cùng nổi tiếng. Trong đó, đền Ngọc Sơn còn là một trong những điểm du lịch đẹp ở Hà Nội mà hầu hết khách du lịch đến thăm thủ đô đều muốn ghé thăm.
Không là biểu tượng du lịch đẹp trong mắt du khách, đền Ngọc Sơn còn là niềm tự hào của kẻ sĩ Bắc Hà.
Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội nằm trên đảo Ngọc Sơn, xưa còn được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng, đến thời Trần, đảo mới có tên là Ngọc Sơn và cái tên đó tồn tại trong lòng người dân Hà Nội đến ngày hôm nay.
Đền Ngọc Sơn gắn liền với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế hệ
Trên đảo Ngọc Sơn có tồn tại một ngôi đền thờ cổ kính mà uy nghiêm tên là đền Ngọc Sơn. Đền được xây dựng sau chiến tranh Nguyên – Mông để tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã hi sinh vì dân tộc trong cuộc chiến này. Qua thời gian dài tồn tại mà không được tu sửa, đền đã bị sụp đổ.
Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 -1739) chúa Trịnh Giang cho xây cung Thụy Khánh trên nền đền Ngọc Sơn cũ. Nhưng cung Thụy Khánh cũng chỉ tồn tại đến cuối đời Lê, sau đó bị Lê Chiêu Thống phá hủy.
Sau đó, đền Ngọc Sơn được một nhà từ thiện tên Tín Trai xây dựng lại trên nền đất của cung Thụy Khánh và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đền Ngọc Sơn được xây dựng hoàn thành nhưng chưa hoàn thiện.
Mãi tới năm 1864, danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa đền, đắp thêm đất, xây bờ kè, xây đình Trấn Ba, xây cầu Thê Húc, hoàn thành đền Ngọc Sơn như ngày nay.
Đền Ngọc Sơn là sự dung hòa giữa 3 đạo giáo phổ biến ở Việt Nam thời đó là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Điều đó thể hiện rõ nét trong kiến trúc đặc biệt của đền cùng với hệ thống câu đối trên cột, cách bài trí thờ tự bên trong đền.
2. Tham quan đền Ngọc Sơn – công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng Hà Nội
Từ hồ Hoàn Kiếm rẽ trái khoảng 30m, du khách sẽ thấy một cổng vào với nhiều kí tự Hán hai bên cổng, đó là cổng Nghi Môn – nơi bắt đầu chuyến tham quan khám phá đền Ngọc Sơn trong chặng đường du lịch Hà Nội.
Tìm hiểu thêm: 4 bãi biển đẹp nhất ở Côn Đảo
Lối vào đền mang kiến trúc đậm chất Phật giáo và Nho giáo
VF521:Tour Du Lịch Chùa Bái Đính – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Chùa Bái Đính – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
Nổi bật nhất trên cổng Nghi Môn chính là 2 chữ Phúc, Lộc sơn màu đỏ bắt mắt như một lời chúc tốt lành dành cho du khách đi du lịch Hà Nội đến thăm đền. Bên cạnh đó, trên 4 cột ở cổng Nghi Môn đều có hình ảnh linh vật của trời đất canh giữ đền. Trên đỉnh 2 cột cao ở giữa có hình phượng hoàng, còn đỉnh 2 cột thấp 2 bên có tượng nghê đứng chầu.
Qua cổng Nghi Môn là một biểu tượng khá nổi tiếng trong khu di tích đền Ngọc Sơn, tháp Bút. Tháp cao 5 tầng, đứng vững chắc trên 1 núi đá cao 4m. Tháp được xây dựng giống như 1 ngòi bút hướng lên không trung như muốn viết lên bầu trời. Trên thân tháp ghi 3 chữ “Tả Thanh Thiên” ý nghĩa viết lên trời xanh.
Cổng Nghi Môn chỉ là 1 trong 3 cổng dẫn vào đền Ngọc Sơn, bên trong theo thứ tự là Long Hổ Môn và cổng Nghiễn Đài.
Không giống 2 cổng phía ngoài, cổng Nghiên Đài có tường cao, cổng lớn và 2 cửa gỗ sơn son. Trên đỉnh cổng có 1 nghiên làm từ đá xanh hình quả đào, cắt ngang khoét lõm nên cổng còn có tên gọi khác là Đài Nghiên.
Cầu Thê Húc 15 nhịp là cây cầu có kiến trúc độc đáo dẫn vào đền
Cầu Thê Húc là con đường duy nhất dẫn vào đền Ngọc Sơn. Qua 15 nhịp cầu là 1 lầu nhỏ mang tên Đắc Nguyệt Lâu có kiến trúc như 1 ngôi đền dùng để cúng tế trăng, bởi Đắc Nguyệt Lâu có nghĩa là cầu được trăng.
Bên trong Đắc Nguyệt Lâu là 2 khu vực chính của đền: Đình Trấn Ba và khu Đại Bái.
Đình Trấn Ba được dựng trên 4 cây cột vững chắc có khắc chữ Hán, trên cột là 2 mái đình cong vút lên trời. Bên trái đình là khu Đại Bái để thờ thần thánh cũng là trung tâm của khu di tích đền Ngọc Sơn. Bên trong khu Đại Bái thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng các vị thánh Trung Hoa như Quan Công, Lã Tổ…
>>>>>Xem thêm: Đặc sản Mũi Né – Bánh quai vạc
Trong khu thờ tự là tượng Quan Công, Lã Tổ
3. Những lưu ý khi du lịch đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn chỉ bán vé cho du khách tham quan khu vực trung tâm của đền nên theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, nếu du khách đi qua cầu Thê Húc mà không vào Đắc Nguyệt Lâu thì không cần mua vé. Đền mở cửa cho khách du lịch tham quan các ngày trong tuần.
Từ thứ 2 – thứ 6: từ 7h – 18h.
Thứ 7 và chủ nhật: từ 7h -21h.
Đền là khu thờ tự nên du khách cần giữ trật tự khi đi vào khu thờ tự cùng những địa điểm cúng bái của đền.
Khách du lịch đến tham qua có thể tự do chụp ảnh bên ngoài nhưng không nên chụp bên trong khu thờ tự, như vậy là bất kính với các thánh.
Du khách có thể tham khảo thêm địa danh du lịch Hà Nội qua bài “25 địa điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Nội nhất định phải ghé”.
Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút Đài Nghiên… đều là những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Đối với khách du lịch lần đầu đến Hà Nội, đừng nên bỏ qua kinh nghiệm du lịch đền Ngọc Sơn cũng như giờ mở cửa Đền Ngọc Sơn Hà Nội để chuyến đi trở nên tuyệt vời nhất nhé. Kinhnghiem24h.edu.vn hẹn gặp lại du khách tại đền Ngọc Sơn Hà Nội.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp