Du khách nào đang có dự định du lịch chùa Hương thời gian này, hãy tham khảo những kinh nghiệm đi du lịch chùa Hương của Kinhnghiem24h.edu.vn để có một chuyến đi tham quan du lịch chùa Hương thật hấp dẫn.
Bạn đang đọc: Tổng hợp những kinh nghiệm đi du lịch Chùa Hương hữu ích nhất cho bạn
Chùa Hương là điểm đến của khách du lịch Hà Nội
VF38:Tour Du Lịch Hà Nội Mai Châu 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 19h00)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Mai Châu – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
1. Chọn phương tiện đi chùa Hương
Nếu du khách khởi hành từ Hà Nội thì ô tô và xe buýt là 2 phương tiện vừa tiện lợi vừa nhanh chóng giúp du khách đến với địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội – chùa Hương.
Có 2 con đường du khách đi bằng ô tô có thể lựa chọn để đến chùa Hương từ Hà Nội:
– Con đường thứ nhất: du khách đi theo đường Nguyễn Trãi hướng Hà Đông, tới ngã ba Ba La thì rẽ trái đi Vân Đình, đi thêm 40km là đến Tế Tiêu. Tại đây, du khách có thể hỏi thăm người dân địa phương để biết đường đi chùa Hương.
– Con đường thứ hai: du khách sẽ đi theo hướng quốc lộ 1A vào cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ, sau đó rẽ phải ở nút giao lộ Đồng Văn đi vào quốc lộ 38 khoảng 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Xe buýt là lựa chọn đến chùa Hương của nhiều khách du lịch
Với lựa chọn xe buýt, du khách đi xe 211 lịch trình từ bến xe Mỹ Đình qua một số địa điểm (trạm xe buýt) đến Tế Tiêu. Từ đây, du khách có thể hỏi thăm đường đến chùa Hương.
Tham khảo: đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị những gì?
2. Chọn thời điểm du lịch chùa Hương
Nếu đi hội chùa Hương, du khách nên đến vào tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là khoảng thời gian chùa Hương diễn ra lễ hội (những ngày chính của lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch). Đến với chùa Hương dịp lễ hội, ngoài việc được thưởng thức cảnh đẹp quanh chùa Hương, du khách còn được hòa mình trong không khí của những hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc.
Đi chùa Hương, các bạn có thể lựa chọn thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là thích hợp nhất nhé
Nếu mục đích chính là du lịch thưởng cảnh, du khách nên tránh thời gian cao điểm lễ hội bởi thời gian này chùa Hương rất đông khách, rất dễ bị móc túi và chặt chém.
Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm cảnh đẹp khu di tích chùa Hương là tháng 10 – tháng 11. Phong cảnh thiên nhiên nên thơ với mùa hoa súng nở đỏ suối Yến cùng không gian yên tĩnh không lễ hội sẽ làm du khách thích thú và càng say mê hơn.
3. Kinh nghiệm đi đò ở chùa Hương
Tìm hiểu thêm: Giá vé vào tham quan thác Datanla ở Đà Lạt mới nhất 2021
Du khách đi đò đến tham quan các di tích ở chùa Hương
Muốn đến chùa Hương, du khách phải đi đò. Ở khu vực chùa thường xuất hiện các cò đò đón khách, du khách không nên đi theo những cò đò này vì giá vé cao. Du khách nên mua vé ở cổng hội, sau đó trực tiếp đi đến suối Yến để liên hệ với các nhà đò đến chùa Hương. Giá vé đi đò bình thường là 40.000 đồng/lượt, giá vé tham quan là 50.000 đồng/lượt.
Vào đỉnh điểm của lễ hội chùa Hương, du khách đông đúc, nhà đò thường hay nhét khách và chặt chém để kiếm thêm thu nhập. Để tránh bị tăng giá tiền và chặt chém, du khách nên hội ý cùng một số khách du lịch khác đến chùa Hương để thuê riêng 1 chuyến đò, thỏa thuận mức giá đò.
4. Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch chùa Hương
Đến với du lịch Hà Nội, du khách đừng nên bỏ qua những món ăn ngon đặc sản tại chùa Hương như dê núi, tê tê, bò rừng, nhím… Những món ăn này thường chỉ gặp ở những quán ăn dọc đường từ bến đò đến chùa Thiên Trù. Tuy nhiên, là một địa điểm du lịch nổi tiếng nên nhiều quán thường hay chặt chém, đặc biệt vào thời gian diễn ra lễ hội.
Du khách nên tham khảo giá cả và kinh nghiệm của những người đi trước để biết quán ăn nào ngon mà rẻ.
Theo Kinhnghiem24h.edu.vn thì nhà hàng Mai Lâm nằm ở chân núi lên chùa Thiên Trù là chất lượng nhất. Thực đơn phong phú, giá cả hợp lý và chất lượng phục vụ tốt của quán được rất nhiều khách du lịch khen ngợi.
Nhà hàng ăn ngon nằm dưới chân núi – đoạn đường lên chùa Thiên Trù
VF522:Tour Du Lịch Cố Đô Hoa Lư – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Hà Nội
Lịch trình: Hà Nội – Cố Đô Hoa Lư – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội
Giá Từ
Xem Tour
5. Những địa điểm du lịch tại chùa Hương
Động Hương Tích
Cảnh lễ tế Quan Âm trong động Hương Tích
Động Hương Tích với độ cao 390m so với mực nước biển cùng phong cảnh thần tiên huyền bí được coi là tâm điểm của khu di tích chùa Hương. Kinh nghiệm du lịch Hà Nội có câu nói: ai đi chùa Hương mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.
Động Hương Tích ở gần chùa Thiên Trù. Từ cổng chùa, du khách rẽ phải đi theo hướng lên núi là gặp ngay ga cáp treo chùa Hương dẫn lên động Hương Tích. Nếu muốn thử sức mình, du khách hãy tiếp tục leo núi, không thì nên mua xếp hàng mua vé đi cáp treo.
Cửa vào động giống như miệng rồng đang há, dẫn lối vào một không gian tràn ngập thạch nhũ được đặt tên theo tạo hình của thạch nhũ như núi cô, núi cậu, cây vàng, cây bạc, đụn gạo… Trong động thờ tượng Quan Thái Âm Bồ Tát.
Chùa Thiên Trù
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch Hội An vào dịp tết
Chùa Thiên Trụ nằm ở khu vực chùa Hương Hà Nội
Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng vào năm 1686. Qua thời gian chiến tranh, chỉ còn lại tháp Thiên Thủy, tháp Viên Công là tồn tại tới ngày nay. Chùa Thiên Trù ngày nay được xây dựng trên nền móng chùa cũ. Từ chùa Thiên Trù, du khách có thể đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp ở Hương Sơn như chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích…
Hàng năm, có hàng ngàn phật tử đến viếng chùa và tham quan các thắng cảnh đẹp quanh chùa.
Du khách có thể tham khảo một số địa điểm du lịch đẹp trong “Giới thiệu về chùa Hương ở Hà Nội”.
Là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội, chùa Hương không chỉ là nơi các phật tử đến viếng mà còn là khu du lịch thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Nếu du khách có dự định đến chùa Hương, đừng nên bỏ qua kinh nghiệm đi du lịch chùa Hương. Rất nhiều điều tuyệt vời thú vị đang chờ đón du khách tại khu di tích chùa Hương đấy.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp