Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Nếu có dịp đi tour Ninh Bình kết hợp với chuyến du lịch Hà Nội sau Tết, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Đó là lễ hội có sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố lịch sử – văn hóa – tâm linh, mang đậm nét đặc sắc của văn hóa dân tộc.

Bạn đang đọc: Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Tham khảo thêm về lịch sử cố đô Hoa Lư Ninh Bình

Thời gian diễn ra lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư

Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư là một trong những lễ hội có niên đại lịch sử thuộc hàng lâu đời nhất nước ta. Xưa kia, lễ hội truyền thống Cố đô Hoa được ông cha đặt tên là hội Trường Yên với tầm quan trọng và quy mô rất lớn, thậm chí còn được ví như ngày Quốc lễ.

Ngày nay, lễ hội Cố đô Hoa Lư vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa to lớn từ ngàn xưa, như lời tri ân sâu sắc của nhân dân đến 2 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

Theo chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà Nội, lễ hội Cố đô Hoa Lư trước đây được tổ chức vào ngày 15.2 (âm lịch) hằng năm và chỉ tổ chức ở quy mô cấp xã nhằm tưởng nhớ công lao vĩ đại của Đinh Tiên Hoàng đế – vị vua đầu tiên lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt.

 Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

VF37:Tour Du Lịch Hà Nội 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày (8:00 – 16:00)

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour
Tuy nhiên, những năm gần đây, lễ hội này được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch hằng năm, cụ thể là từ ngày 6/3 đến ngày 8/3 âm lịch hàng năm, tại Di tích Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư được tổ chức vào ngày 6/3 đến ngày 8/3 âm lịch hàng năm.

Cố đô Hoa Lư đã được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Đặc biệt, Cố đô Hoa Lư còn là 1 trong 3 khu vực hợp thành quần thể danh thắng Tràng An, đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu tiên ở Đông Nam Á.

Còn lễ hội truyền thống cô đô Hoa Lư được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cố đô Hoa Lư mang đậm bản sắc của văn hóa dân tộc

Cũng như các lễ hội truyền thống dân tộc khác, lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư cũng diễn ra với 2 phần là phần lễ và phần hội.

Tuy nhiên, phần lễ của lễ hội Hoa Lư lại chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, đúc kết mọi tinh túy trong nghi lễ, vô cùng trang nghiêm và đặc sắc, mang đến cho du khách nhiều ấn tượng khó quên khi đến Ninh Bình sau chuyến du lịch Hà Nội.

Phần lễ có tất cả 10 nghi thức như lễ mở cửa đền, dâng hương, rước nước, tiến phẩm, rước kiệu, hoa đăng… Trong đó, lễ rước nước được xem là hoạt động quan trọng và ý nghĩa nhất, với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách.

Tìm hiểu thêm: Du lịch Sapa về đêm

Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Lễ rước nước trong lễ hội nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi.

Phần lễ bằng lễ rước nước, được thực hiện rất công phu giúp du khách được sống trong không khí sống động nhất về thuở ban đầu dựng nước và giữ nước của hai vị vua nổi tiếng: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ rước nước bắt đầu vào đúng giờ Thìn, đoàn rước xuất phát từ lăng vua Đinh tiến đến sông Hoàng Long.

Trên đường đi, đoàn người cầm cờ ngũ sắc cùng đội nhạc kèn trống rộn ràng đi trước, càng làm không khí lễ rước thêm phần long trọng. Tiếp theo sau là kiệu rước có đặt hương án và một bình sứ phủ vải điều cao quý. Người khiêng kiệu là các nam nhân cường tráng, ăn mặc như lính thời Đinh. Sau cùng là quần chúng nhân dân mang lọng, lễ vật tràn đầy.

Tìm hiểu thêm: thuyết minh về cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình

Khi kiệu rước đến sông Hoàng Long, người chủ tế bắt đầu đọc sớ trình để trình tấu lên vua, rồi bắt đầu nghi thức dâng hương và lễ vật. Sau đó, chủ tế múc sẽ một ít nước thiêng trên dòng sông cho vào bình sứ và mang về thờ cúng tại lăng các vua.

Cũng tại bờ sông Hoàng Long, trước ngày diễn ra lễ rước nước, người dân cũng đã trồng xuống tại bờ sông một cây tre xanh mượt với ý nghĩa là lời tiên tri.

Trên ngọn tre, người ta cột một dải phướn màu vàng, trên có ghi dòng chữ với nội dung: Thần dân luôn ghi nhớ công ơn của thần rồng ở sông đã giúp đỡ vua dựng nước, giữ nước. Cầu mong thần sông luôn phù hộ cho nước nhà được bình yên, no ấm.

Kết thúc mọi nghi thức tại bờ sông, đoàn rước nước lại quay về lăng vua để tiếp tục nghi thức lễ dâng hương, rước lửa và đặc biệt là dàn dựng hoạt cảnh tái hiện cuộc tập trận cờ lau lịch sử của các vị vua ngay trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư.

Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư tổ chức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Sau khi tham quan những địa điểm du lịch đẹp Hà Nội, khi đến Ninh Bình và tham gia vào lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư, du khách sẽ được chứng kiến phần nghi lễ long trọng cũng như tham gia vào phần hội vô cùng đặc sắc.

 

Thông tin về lễ hội truyền thống ở Cố Đô Hoa Lư

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp những khách sạn Vũng Tàu có hồ bơi

VF522:Tour Du Lịch Cố Đô Hoa Lư – KDL Sinh Thái Tràng An 1 Ngày

Khởi hành:Hàng ngày

Thời gian: 1 Ngày

Điểm khởi hành: Hà Nội

Lịch trình: Hà Nội – Cố Đô Hoa Lư – Khu Du Lịch Tràng An – Hà Nội

Giá Từ

Xem Tour
Phần hội trong lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư được tổ chức rất phong phú với rất nhiều hoạt động hấp dẫn như các trò chơi dân gian (kéo co, đánh cờ người, chọi gà, múa rối nước…), thi đấu các môn thể thao (vật dân tộc, bóng chuyền…), thi thư pháp, văn nghệ…

Bên cạnh đó, đại lễ cầu siêu và lễ hoa đăng cũng là điểm nhấn về yếu tố tâm linh của lễ hội. Đêm hoa đăng sáng rực với hàng nghìn ngọn nến lung linh trôi theo dòng nước mang theo mong ước của biết bao con người về một cuộc sống bình yên, một tương lai hạnh phúc.

Trải qua qua thăng trầm của lịch sử dân tộc, lễ hội truyền thống ở cố đô Hoa Lư vẫn mang đậm bản sắc của văn hóa dân tộc, trở thành niềm tự hào của người Ninh Bình và góp phần làm làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *