Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất thác”, thác Pongour là cảnh đẹp nổi tiếng của Đà Lạt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với du khách địa chỉ thác Pongour ở đâu và hướng dẫn đường đi đến thác.
Bạn đang đọc: Địa chỉ thác Pongour nằm ở đâu?
>> Tham khảo: Giá vé tham quan Thác Pongour ở Đà Lạt
1. Thác Pongour ở đâu?
So với các thắng cảnh khác như thác Prenn, thác Cam Ly thì thác Pongour ở khá xa thành phố Đà Lạt. Đi về hướng Đức Trọng khoảng 50km, du khách mới đến được thác Pongour. Chính vì nằm ở phía Nam Đà Lạt nên Pongour được gọi là “ngọn thác đẹp nhất ở phía trời Nam”. Thậm chí có nhiều du khách còn cho rằng thác Pongour là ngọn thác đẹp nhất Đông Dương.
Thác Pongour được gọi là Nam thiên đệ nhất thác
VF124:Tour Tham Quan Vùng Ven Đà lạt 1 Ngày
Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h30 – 16h30)
Thời gian: 1 Ngày
Điểm khởi hành: Đà Lạt
Lịch trình: Đà Lạt
Giá Từ
Xem Tour
Còn gọi là thác Bảy Tầng, thác Thiên Thai, thác Pongour nằm ở thôn Tân Nghĩa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Thác Pongour cách trung tâm huyện Đức Trọng khoảng 20km. Tuy xa thành phố như vậy nhưng vì có vẻ đẹp quá hùng vĩ và hoang sơ nên thác Pongour vẫn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
2. Đường đi đến thác Pongour
Đường đi từ thành phố Đà Lạt đến thác Pongour khoảng 50km. Đây là một quãng đường dài nhưng dễ đi nên du khách không quá khó để đến nơi này. Con đường phổ biến nhất đến thác Pongour từ thành phố Đà Lạt là đi theo quốc lộ 20 hướng về Sài Gòn. Sau đó, đến cây số 260 thuộc huyện Đức Trọng, du khách rẽ trái đi tiếp 6km nữa là thấy thác Pongour.
Thác Pongour cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km
Tên gọi thác Pongour cũng có nhiều giả thuyết lý thú. Có người nói đây là tiếng K’ho, tộc người sống khá nhiều nơi đây, có nghĩa là “bốn sừng tê giác”. Còn có giả thuyết thì lại nói thác Pongour là do người Pháp đặt, có ý nghĩa là “ông chủ vùng đất sét” hoặc “ông vua xứ Kaolin” để ghi nhớ việc họ đã đặt chân đến nơi này.
Dù ý nghĩa tên gọi là gì thì với vẻ đẹp tuyệt vời của mình, thác Pongour đã trở thành một trong những điểm du lịch đẹp ở Đà Lạt gây ấn tượng mạnh với du khách.
3. Vẻ đẹp của thác Pongour
Thác Pongour cao khoảng 50 mét, rộng khoảng 100m và chia làm 7 tầng đổ từ trên cao xuống, tạo thành một khung cảnh rất hùng vĩ. Không chỉ thế, thác còn có hệ thống các bậc đá được xếp bằng phẳng một cách tự nhiên, không theo trật tự nào nhưng nhìn vào lại thấy rất hợp lý.
Những bậc đá này chia nước thành vô vàn dòng chảy trắng xóa kéo dài liên tiếp, nhìn từ xa như những dải lụa mịn màng lấp lánh.
Dưới chân thác là một hồ nước rộng mênh mông với nhiều tảng đá nhấp nhô. Nước hồ xanh ngắt, không khí trong lành và tiếng thác đổ tạo nên một khung cảnh vừa hoang sơ vừa yên bình.
Nhìn thác Pongour mới thấy được bàn tay tạo tác của thiên nhiên kỳ diệu và tài hoa biết bao. Chính vì thế, nhiều tour Đà Lạt đã chọn thác Pongour làm địa điểm đưa du khách đến khám phá và đa phần đều thành công bởi vẻ đẹp của ngọn thác chinh phục những tâm hồn yêu cái đẹp.
Tìm hiểu thêm: Quốc tế thiếu nhi dành cho độ tuổi nào?
Thác Pongour nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ
VF23:Tour Du Lịch Tây Nguyên – Buôn Mê Thuột 3 Ngày
Khởi hành:Thứ 6 Hàng Tuần (Từ 5h30 Sáng)
Thời gian: 3 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Buôn Mê Thuột – Buôn Đôn – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Trước vẻ đẹp của thác Pongour, người K’ho có một truyền thuyết rất thú vị. Truyền thuyết kể rằng vùng đất này xưa kia được cai quản bởi một nữ tộc trường người K’ho rất xinh đẹp. Tên nàng là Kanai.
Tài năng của Kanai là chinh phục thú dữ và bên nàng luôn có 4 con tê giác lớn. Chúng nghe lời Kanai và giúp dân làng dời núi, ngăn suối, khai phá nương rẫy và bảo vệ vùng đất của nàng.
Đến khi Kanai qua đời, 4 con tê giác cũng đau buồn mà chết theo. Một thời gian sau, nơi nàng và 4 con tê giác yên nghỉ bỗng hóa thành một ngọn thác tuyệt đẹp. Những dòng nước đổ xuống như mái tóc của nàng Kanai, những tảng đá phủ đầy rêu xanh thì giống sừng của những con tê giác. Từ đó, thác được gọi là Pongour (bốn sừng tê giác).
Đối với người K’ho, thác Pongour ở Đà Lạt không chỉ gắn với một truyền thuyết đẹp mà còn là biểu tượng cho sự gắn bó mật thiết giữa con người và tự nhiên. Cho dù theo thời gian, sự mật thiết đó đã dần phai nhòa nhưng thác Pongour vẫn còn đó như một minh chứng cho thời kỳ con người đã sống hòa nhập với thiên nhiên đến mức độ nào.
>>>>>Xem thêm: Tham quan Vườn trái cây 9 Hồng nổi tiếng ở Cần Thơ
Hàng năm đều có lễ hội được tổ chức tại thác
Xung quanh thác Pongour là thảm thực vật đa dạng và các cảnh sắc nguyên sơ đầy tươi đẹp. Du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn những cây cổ thụ lớn và một số loài động vật hoang dã vẫn còn sinh sống quanh thác Pongour.
Đây cũng là thác nước duy nhất ở Đà Lạt có tổ chức lễ hội. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm cũng là ngày mất của tộc trường Kanai trong truyền thuyết.
Lễ hội này có nhiều hoạt động thú vị của người K’ho vì thế càng thu hút khách du lịch nhiều hơn. Với tất cả những nét hấp dẫn đó, dù chỉ đi tour du lịch Đà Lạt 2 ngày, du khách cũng đừng quên dành thời gian ghé thăm thác Pongour nhé.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp