Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa hay còn gọi là Nhà thờ Con Gà, là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách. Đây cũng là công trình tôn giáo có kiến trúc nổi bật ở Đà Lạt. Để rõ hơn về địa điểm này, mời quý khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn xem qua bài giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (nhà thờ Con Gà) Đà Lạt dưới đây.

Bạn đang đọc: Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

1. Đôi nét về Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari. Thế nhưng người dân địa phương thường gọi là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp có hình con gà lớn. Ở Châu Âu, biểu tượng con gà nên đỉnh nhà thờ khá phổ biến nhưng ở Việt Nam thì chỉ có hai nhà thờ Con Gà, một ở Đà Lạt và một ở Đà Nẵng.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Mặt tiền nhà thờ Con Gà Đà Lạt (ảnh sưu tầm)

Tại sao trên đỉnh tháp lại có hình con gà, đó vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. Theo người dân địa phương, con gà vừa là biểu tượng của nước Pháp (gà trống xứ Gaulle) cũng là biểu tượng của sự sám hối (trong kinh thánh). Thế nhưng rốt cuộc hình ảnh con gà là biểu tượng cho điều gì thì vẫn chưa ai có câu trả lời chính xác.

Không chỉ là điểm dự lễ quen thuộc của những người theo đạo Công giáo; nhà thờ Con Gà còn là địa điểm du lịch Đà Lạt thu hút du khách. Được biết, nhà thờ này là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố Đà Lạt, do người Pháp để lại.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Con Gà trên đỉnh tháp chuông dài 0,66m, cao 0,58m; cách mặt đất 27m

2. Lịch sử nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà là điểm đến yêu thích của nhiều khách du lịch. Rất nhiều du khách tò mò về lịch sử hình thành ngôi nhà thờ cổ này. Được biết, lịch sử nhà thờ Con Gà gắn liền với lịch sử hình thành của thành phố Đà Lạt.

Năm 1893, ngoài bác sĩ Alexandre Yersin – người khám phá ra Đà Lạt, còn có linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP). Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP tại Nicolas Couveur đến Đà Lạt để tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ và ông đã cho xây một dưỡng viện giáo đồ (là nhà xứ bên cạnh nhà thờ Con Gà hiện nay).

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1931

Đến cuối tháng 4, năm 1920; Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa Sài Gòn) quyết định thành lập giáo phận Đà Lạt. Cũng vào tháng 5 năm đó, linh mục Frédéric Sidot cho xây thánh đường “Hic Domus Est Dei” (nghĩa là nhà của Thiên Chúa). Theo thời gian, nhà thờ bị phá hủy. Năm 1992, giám mục Quiton quyết định cho Giáo phận Đà Lạt xây nhà thờ mới.

Nhà thờ mới được xây rộng hơn, cao hơn. Công trình được hoàn thành vào năm 1923. Sau một thời gian hình thành sử dụng, nhà thờ xuống cấp và bị phá hủy hoàn toàn.

Đến năm 1931, Giám mục Colomban Dreyer đặt viên đá đầu tiên, xây dựng nhà thờ mới (nay là nhà thờ chính tòa Đà Lạt). Công trình được xây dựng trong suốt 11 năm và chính thức khánh thành vào năm 1942.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Công trình được xây dựng theo đồ án của Linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ

3. Chỉ đường tới Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà tọa lạc ở số 15 đường Trần Phú, Tp. Đà Lạt. Đây là con đường sầm uất và tấp nập nhất Đà Lạt, nên được nhiều người lui tới. Muốn di chuyển từ trung tâm thành phố tới nhà thờ Con Gà, quý khách có thể đi theo chỉ dẫn sau.

Quý khách đi thẳng Quốc lộ 27 qua vòng xoay thì chạy tiếp qua đường Quang Trung. Chạy thẳng đường Quang Trung sẽ gặp đường Nguyễn Trãi, đi thêm một đoạn quý khách sẽ gặp đường Yersin.

Chạy đến cuối đường Yersin thì quý khách rẽ trái sẽ gặp đường Trần Quốc Toản. Sau đó, quý khách rẽ vào đường Lê Đại Hạnh, chạy thêm một đoạn sẽ gặp đường Trần Phú, nơi nhà thờ Con Gà tọa lạc.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Bản đồ chỉ đường từ trung tâm thành phố tới nhà thờ Con Gà

Nếu thích không khí đông vui, nhộn nhịp thì du khách nên tới nhà thờ vào các ngày cuối tuần. Ngoài lượng khách tới tham quan cuối tuần đông thì thời gian này cũng là lúc giáo dân đi lễ nhà thờ đông nhất.

Nếu thích yên bình, vắng vẻ thì quý khách nên tới nhà thờ vào buổi sáng các ngày trong tuần. Lúc này, quý khách có thể thoải mái chụp ảnh, ngắm cảnh.

Quý khách xem thêm: “Tour du lịch Đà Lạt 2 ngày” của Kinhnghiem24h.edu.vn.

Tìm hiểu thêm: 1 ngày du ngoạn Núi Két – nơi lưu dấu cao nhân ở An Giang

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Du khách chụp ảnh trước nhà thờ Con Gà

4. Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Du khách theo đạo Công giáo đến thăm nhà thờ ngoài mục đích tham quan còn muốn dự lễ ở đó. Vậy nên, Kinhnghiem24h.edu.vn đã tìm hiểu kỹ các khung giờ lễ ở đây để giới thiệu đến tất cả quý khách. Quý khách có thể tham khảo để tới tham dự thánh lễ cho phù hợp.

 Từ thứ 2 đến thứ 7: 05h15 ; 17h15

 Chúa Nhật: gồm các giờ lễ: 5h30 ; 07h15 ; 08h30 ; 16h15 ; 18h00

Cụ thể: từ thứ 2 đến thứ 7 nhà thờ có 2 thánh lễ diễn ra, một thánh lễ bắt đầu vào 5h15 sáng và một thánh lễ buổi chiều vào lúc 17h15. Riêng ngày Chúa Nhật, nhà thờ có tới 5 thánh lễ, diễn ra lúc 5h30 sáng, 7h15 sáng, 8h30 sáng, 16h15 chiều, 18h00 tối.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Giáo dân đang tham dự thánh lễ trong nhà thờ

5. Kiến trúc Nhà thờ con Gà Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà Đà Lạt được thiết kế theo hình dáng của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, thuộc trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ có hình chữ thập (hình thánh giá) với chiều dài là 65m, rộng 14m và tháp chuông cao 47m.

Nhìn tổng thể bên ngoài, nhà thờ tựa như một lâu đài lộng lẫy, chòm mái cao vút. Nếu được được đứng trên đỉnh mái, du khách phóng tầm mắt sẽ quan sát được thành phố Đà Lạt thơ mộng. Bước vào nhà thờ, du khách chắc chắn choáng ngợp với không gian nơi đây.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Kiến trúc bên trong nhà thờ Con Gà

Nội thất thánh đường gồm 3 gian, gồm 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ hai bên. Mắt cắt các gian được ngăn bởi những dãy cuốn vòm đẹp mắt. Các dãy được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển. Phần áp mái được trang trí bằng 70 tấm kính màu làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.

Chính giữa nhà thờ là cung thánh, nơi thờ phượng và cho các linh mục dâng lễ. Du khách tới đây tham quan, thường tới trước cung thánh đề cầu nguyện, cầu bình an cho gia đình và người thân.

Hầu hết các đường nét, chi tiết trong nhà thơ đều được chạm khắc tinh tế, mô phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Khi đến thăm nơi này, nhiều du khách bày tỏ cảm xúc: nhà thờ đẹp, cổ kính; tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu.

Có dịp đi tour du lịch Đà Lạt 1 ngày du khách nhớ ghé nhà thờ Con Gà Đà Lạt.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

Nhiều du khách thích không gian ấm cúng trong nhà thờ

6. Những địa điểm du lịch gần kề nhà thờ Con Gà

Ngoài chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp ở nhà thờ Con Gà, du khách có thể lang thang khu vực cận kề để tìm kiếm những điểm tham quan phù hợp. Từ vị trí nhà thờ Con Gà, du khách dễ dàng đi tham quan nhiều điểm hấp dẫn như Dinh Bảo Đại 3 Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên, Hồ Xuân Hương, Thiền viện Vạn Hạnh, Thác Datanla, vườn hoa thành phố v.v..

Ngoài ra, khu vực quanh và xa thành phố còn nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác. Nếu có nhiều thời gian, du khách nên đi tham quan hết những địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây.

Giới thiệu về Nhà thờ chính tòa (Nhà thờ Con Gà) Đà Lạt

>>>>>Xem thêm: Đã ai từng thắc mắc đi du lịch miền Tây ở đâu đẹp nhất?

Nhà thờ Con Gà là điểm chụp ảnh quen thuộc của nhiều du khách

>> Xem thêm: giới thiệu về nhà thờ Domaine De Marie ở Đà Lạt

Qua bài giới thiệu về nhà thờ chính tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà), chắc chắn du khách đã có những kiến thức nhất định về địa danh này. Kinhnghiem24h.edu.vn hi vọng du khách sẽ có một chuyến đi vui vẻ và ngập tràn niềm vui.

Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *