Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

Nếu như với người dân miền Trung “lũ” là thiên tai, là hiểm họa, là mất mát thì đối với bà con đồng bằng sông Cửu Long “lũ” là lộc trời, là phúc lợi, là bội thu. Lũ gắn bó với đời sống, đã đi vào kí ức của người dân miền Tây từ bao đời qua.

Bạn đang đọc: Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

Cứ vào độ tháng 8 – tháng 10 khi mà những con nước từ thượng nguồn mang theo phù sa đổ về châu thổ cũng là lúc miền Tây bước vào mùa nước nổi. Những ngày này, nước ngập ruộng lúa, nước ngập vườn cây, nước ngập đường làng, trắng cả vùng trời.

Du khách đã có dịp ghé lại miền Tây mùa nước nổi chưa? Về đây để thấy, bà con nơi đây đã sống cùng với lũ như thế nào? Với họ, mùa nước nổi không phải là mùa “đau thương”, mùa nước nổi là mùa “sinh lợi”, là mùa mà người ta tìm kiếm được những thứ sản vật nổi tiếng. Vậy miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào?

-> Bài liên quan: TOp 10 món ăn vặt Miền Tây được lòng du khách nhất

1. Cá linh

Nếu như nói đến đặc sản miền Tây mùa nước nổi thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món cá linh. Cá linh là “món quà” mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho miền Tây chỉ có vào mùa nước lên. Thời điểm lũ kéo về cũng là lúc người dân nơi đây háo hức bắt đầu một mùa mưu sinh từ việc đánh bắt cá linh.

Ghé thăm miền Tây mùa này, không khó để bắt gặp hình ảnh những người “hạ bạc” lênh đênh trên những con sông tay chèo, tay lưới. Khắp nơi, dập dìu những chiếc xuồng nhỏ qua lại lướt trên mặt nước, người người bận rộn đánh bắt, tiếng cười nói rộn ràng, nhộn nhịp giữa biển nước mênh mông.

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Cá linh – sản vật mùa nước nổi “nức tiếng” ở miền Tây

Cá linh hầu như có trong suốt mùa nước nổi diễn ra nhưng nhiều nhất là vào đầu mùa. Cá linh đầu mùa được xem là ngon, ngọt thịt nhất, chỉ bé bằng đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Cá đầu mùa chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ ăn vào béo ngậy.

Cá linh là loài được sinh ra từ thiên nhiên, mặc dù không có bàn tay con người chăm sóc nhưng lớn rất nhanh. Cá linh được chia làm nhiều loại như linh rìa, linh ống, linh cám…

Cứ hễ con nước càng dâng cao, cá linh sẽ về càng nhiều. Ngày trước, có khi cá linh nhiều đến nỗi chỉ cần dùng vợt lớn xúc ngược dòng nước cũng đủ cho một bữa ăn. Cá linh được bắt theo nhiều cách khác nhau. Rất nhiều phương tiện được ngư dân sử dụng để đánh bắt như vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng…

Cá linh sau khi bắt về sẽ được người dân chế biến thành những món ăn mang đậm hương vị và sắc màu của miền quê. Từ món cá linh nướng chấm mắm tỏi, cá linh kho mía đến cá linh kho nước dừa, cá linh nấu bông điên điển… tất cả đều rất hấp dẫn mà nếu được nếm thử một lần sẽ nhớ mãi.

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Món mắm cá linh nổi tiếng ở miệt An Giang

Ngoài ra, cá linh còn được dùng để ủ mắm ăn dần dần. Cá linh ủ càng lâu thì mắm càng ngon. Hiện nay, người dân miệt An Giang có nghề làm mắm cá linh. Mắm ở vùng này nổi tiếng là ngon “không có đối thủ”.

Nếu du khách có dịp du lịch miền Tây mùa lũ thì đừng quên thưởng thức loài thủy sản này. Được mệnh danh là sản vật số một mùa nước nổi, nếm thử những món ăn chế biến từ cá linh sẽ góp phần cho chuyến đi của du khách thêm phần thú vị.

-> Nên xem thêm: Những địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây

2. Bông điên điển

Tuy chỉ là loài cây mọc hoang trên những triền đê nhưng khi mùa lũ kéo về thì cũng là lúc loài cây này trổ bông vàng rực mang đậm sắc màu đồng quê. Không biết từ bao giờ, người dân miền Tây đã xem bông điên điển như một thứ đặc sản mỗi năm chỉ có một lần.

Bông điên điển không phải lúc nào cũng có. Để tìm được thứ sản vật này, người ta phải đợi đến mùa lũ. Mùa điên điển nở rộ là vào khoảng tháng 9 – 10 cũng là lúc lũ lên cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Tây, bông điên điển có nhiều ở các vùng An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ…

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Bông điên điển nở rộ vào khoảng tháng 9 – 10

Điên điển là loài cây họ đậu, chỉ sống ở vùng ngập nước và trổ bông mỗi năm một lần vào mùa nước nổi. Bông điên điển có màu vàng tươi, có kích thước khoảng 20mm, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bông điên điển rất ngon, mùi vị cũng rất riêng, là món ăn mang nhiều ký ức và hoài niệm đối với người dân miền Tây.

Bông điên điển là loài cây dại không có phân thuốc vì thế mà nó được liệt kê vào danh sách rau sạch. Nếu như trước đây, bông điên điển chỉ được xem là một loại rau của người dân khi nước lũ về thì ngày nay nó đã trở thành món ăn đặc sản chỉ có ở vùng miệt thứ.

Bông điên điển thường được người dân hái vào buổi chiều khi trời chạng vạng, lúc này bông vừa mới hé nhụy, tươi ngon hơn những thời điểm khác trong ngày.

Bông điên điển sau khi hái về thường được dùng để ăn sống, làm gỏi với tép đồng, làm dưa chua. Đặc biệt, món bông điên điển ngon nhất là kết hợp nấu chung với cá linh. Cái vị ngọt từ cá linh hòa quyện với cái giòn giòn của bông điên điển, tạo nên một món ăn đậm đà hương vị vùng sông nước.

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Món cá linh nấu với bông điên điển

Vì mang hương vị thơm ngon, giòn rất ấn tượng nên loài cây hoang dã đồng quê này hiện nay được nhiều người tìm mua để thưởng thức. Theo người dân miền Tây chia sẻ, bông điên điển khi vào mùa được bán với giá 60 – 70 ngàn đồng/kg.

Vào mùa lũ, ngoài việc đánh bắt cá linh thì nguồn thu nhập chính của người dân còn có được từ việc hái bông điên điển. Trung bình một gia đình 4 người sẽ hái được từ 10 – 12kg mỗi ngày, đời sống người dân cũng cải thiện nhiều hơn.
Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

VF162:Tour Du Lịch Đồng Tháp Mùa Nước Nổi 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Khu Di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Bảo tàng Đồng Tháp – KDL Sinh Thái Gáo Giồng – Khu di tích Gò Tháp – KDL Đồng Sen Tháp Mười – Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông

Giá Từ

Xem Tour

3. Chuột đồng

Bên cạnh cá linh và bông điên điển thì chuột đồng cũng được xem là một thứ sản vật mùa nước nổi, là món ăn lạ miệng yêu thích của những người sành ẩm thực.

Vào những ngày đầu tháng 8 khi những cánh đồng lúa bắt đầu chìm trong biển nước thì cũng là lúc bắt đầu một mùa săn chuột đầy thú vị của những thanh niên vùng nông thôn. Thời gian này là thời điểm chuột rời hỏi hang trú ẩn bò lên các gò cao để sống, việc săn bắt vì thế cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ở miền Tây người dân có nhiều cách săn chuột khác nhau như gài rập, đào hang, dỡ chà… Tuy nhiên, vào mùa này, người săn chuột chỉ việc dùng chỉa và một số dụng cụ đơn giản để bắt là được. Đặc biệt, nhiều hộ dân còn dắt theo “đội quân” chó săn để cùng tham gia bắt chuột, tạo nên không khí nhộn nhịp, náo động cả một vùng quê.

Tìm hiểu thêm: Top 11 quán café ngon, nổi tiếng ở Sài Gòn phải check-in ngay

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Người nông dân săn chuột đồng vào mùa nước nổi

Chuột đồng mùa nước nổi chủ yếu ăn lúa, cua, ốc nên béo ú, con nào con nấy lông óng mượt, chất lượng thịt rất ngon. Những con chuột ú nút, thịt mềm, trắng nõn, béo ngậy được chế biến thành rất nhiều món “mồi bén”. Thịt chuột ngoài làm “mồi” nhậu còn là món ăn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

Đơn giản nhưng ngon nhất là chuột nướng muối ớt. Chuột nướng xong có thể chặt nhỏ hoặc để nguyên con thưởng thức, thường ăn kèm cùng với rau răm hoặc dưa leo. Thịt nướng thơm lừng, giòn tan, mỡ tiết ra vàng ươm béo ngậy, đây được xem là món nhâm nhi lý tưởng của những người đàn ông miền Tây.

Thịt chuột ăn không ngán, các bà nội trợ trong gia đình còn khéo léo hơn khi chế biến thịt chuột thành nhiều món ăn cầu kỳ như chuột rô ti, chuột luộc ép lá chanh, chuột quay lu, chuột xào lăn…

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Món chuột đồng nướng muối ớt

Ngày trước, thịt chuột là loại thức ăn hơi “ái ngại” đối với những người thành thị nhưng nhờ vào chất lượng thơm ngon mà dần dần về sau chuột đồng trở thành một thứ đặc sản “nức tiếng” gần xa được người người nhà nhà tìm mua thưởng thức.

Những năm gần đây, nghề săn chuột mùa nước nổi không những là hoạt động quen thuộc thú vị mà còn giải quyết được vấn đề thu nhập cho người dân miền Tây. Trung bình với việc bẫy rập chuột đồng người nông dân thu nhập từ 200 – 300 ngàn đồng mỗi ngày.

Có thể nói, về miền Tây du lịch mà không thưởng thức món chuột đồng thì e rằng xem như chưa biết đến miền sông nước. Tin chắc rằng, nếu một lần nếm thử chuột đồng, du khách sẽ không bao giờ quên được cái vị ngon độc đáo từ thứ sản vật này.
Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

VF310:Tour Du Lịch Đồng Tháp (Tràm Chim – Gáo Giồng) 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành:Hằng Ngày

Thời gian: 2 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Chùa cổ Kiến An Cung – Quan Thánh Đế Quân – Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – Làng hoa Tân Quy Đông – VQG Tràm Chim Tam Nông – KDL Gáo Giồng

Giá Từ

Xem Tour

4. Bông súng

Mùa nước ngập trắng đồng là thời điểm những bông hoa súng bắt đầu e ấp, nở rộ làm sáng rực cả bầu trời miền Tây. Với bà con miền sông nước, bông súng không còn xa lạ, đây là loài hoa quen thuộc sống trong ao, hồ mang một nét đẹp dân dã nhưng riêng biệt.

Ghé thăm miệt đồng bằng Cửu Long mùa nước nổi, du khách sẽ thấy đâu đâu cũng là những bông súng khoe sắc hồng sẫm mọc thành từng cụm, phảng phất mùi hương đặc trưng quyến rũ.

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?
Bông súng – loài hoa quen thuộc ở miền sông nước

Súng là loại cây thân mềm sống dưới nước, mang trong mình một sức sống dẻo dai, cứ đợi mùa nước về lại vươn lên mạnh mẽ đua nhau nở hoa rực rỡ rợp cả một vùng trời.

Không chỉ mang lại khoảng không gian đẹp, hoa súng còn cải thiện cuộc sống người dân nơi đây. Hoa súng có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại hoa súng hồng sẫm và hoa súng trắng.
Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

VF12:Tour 7 tỉnh miền Tây 4 Ngày (Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ)

Khởi hành:Thứ 7 Hàng tuần

Thời gian: 4 Ngày

Điểm khởi hành: Sài Gòn

Lịch trình: Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre – Rạch Giá – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ – Sài Gòn

Giá Từ

Xem Tour

Hoa súng sau khi được người dân thu hoạch sẽ được buộc thành từng bó cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn để chế biến thành những món ăn dân dã đậm đà hương vị quê hương. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp bông súng được bày bán ở các khu chợ quê.

Hoa súng được bà con miền Tây chế biến thành rất nhiều món ngon, trong đó nổi tiếng và ngon nhất phải kể đến món bông súng mắm kho. Ngoài món lẩu mắm kho bông súng còn có món canh chua bông súng cá rô đồng. Cái vị ngọt từ cá hòa quyện với vị chua từ me kết hợp với sự giòn giòn từ bông súng tạo nên cảm giác thích thú, ăn một lần sẽ khó quên được.

Miền Tây mùa nước nổi có những món ăn đặc sản nào nổi tiếng?

>>>>>Xem thêm: Sổ Tay Khi Đi Du Lịch Hà Nội


Món bông súng mắm kho

Hình ảnh cây bông súng vươn lên từ bùn phản ánh rõ nét cuộc sống chân chất mộc mạc của người dân miền quê nhưng đâu đó vẫn mang một nét đẹp quyến rũ khó rời mắt.

-> Xem thêm về: những món ăn miền Tây Nam Bộ ngon miễn chê

Thiên nhiên đã ban tặng cho miền Tây sự trù phú và cả những sản vật độc đáo làm nên thương hiệu. Du lịch miệt vườn Miền Tây mùa nước nổi, du khách đừng quên thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng như cá linh, bông điên điển, chuột đồng, bông súng. Hành trình khám phá vùng miệt vườn sông nước sẽ thêm phần thú vị nếu như được một lần nếm thử những sản vật này. Miền Tây đã và đang chờ du khách thập phương đến khám phá và trải nghiệm!

Kinhnghiem24h.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *