Ngày Tết, nếu miền Bắc có món bánh chưng hình vuông truyền thống trong mâm cỗ thì người dân miền Tây Nam Bộ cũng có một món bánh ngon không kém để thay thế, đó là món bánh tét. Những chiếc bánh tét hình tròn, bên trong chứa đầy gạo nếp, đậu xanh, thịt hoặc đôi khi là nhân chuối, nhân thập cẩm… là một nét đẹp ẩm thực vô cùng tinh tế của người miền Tây mà không một địa phương nào khác có được.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách làm bánh tét miền Tây ngon như ngày Tết
-> Nên xem: Hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc rau đắng Miền Tây ngon
Đặc biệt, du khách đến tham quan vào những ngày nghỉ cuối tuần vẫn được thưởng thức hương vị thơm ngon của những chiếc bánh tét miền Tây còn được người dân bản xứ hướng dẫn cách làm bánh tét miền Tây ngon như ngày Tết. Nghe thật thú vị phải không nào?
Bánh tét là món ăn truyền thống của người miền Tây
1. Giới thiệu về món bánh tét truyền thống của người miền Tây
Bánh tét là một trong những món ăn đặc sản ở miền Tây mà mọi du khách đến miền Tây du lịch đều muốn tìm và thưởng thức cái hương vị đặc trưng của miền quê sông nước. Du khách yêu thích món bánh tét miền Tây không chỉ vì món ăn này tượng trưng cho sự may mắn mà họ còn yêu thích hương vị đa dạng của những loại nhân ẩn chứa bên trong từng chiếc bánh.
Ngoài nhân thịt ba rọi cùng với đậu xanh truyền thống, bánh tét miền Tây còn có thêm nhiều loại nhân khác để du khách chọn ăn như nhân chuối hay nhân nếp lá cẩm…
Miền Bắc có bánh chưng thì người miền Tây thường nấu bánh tét cho ngày Tết
Bánh tét miền Tây thật sự là một món ăn ẩm thực “gây nghiện” vì du khách có thể ăn liền 2 – 3 chiếc bánh tét nhân khác nhau mà không hề thấy ngán.
Bánh tét miền Tây xưa vốn là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc của người Tây Nam Bộ. Nhưng hiện nay, khi du khách đã dần quen thuộc với món đặc sản bánh tét miền Tây thì người dân nơi đây đã xây dựng nên nhiều cơ sở chế biến bánh tét để phục vụ khách du lịch thập phương.
VF08:Tour Miền Tây 2N1Đ | “Hòn Ngọc Xanh” Cồn Sơn – Chợ Nổi – Cù Lao – Vườn Trái Cây – Làm Bánh/Xem Cá Lóc “Múa”
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Cồn Lân – Chèo xuồng ba lá – Lò mật ong – Lò kẹo dừa – Lò bánh tráng – Chùa Vĩnh Tràng – Chợ nổi Cái Răng – Thưởng thức trái cây – Cồn Sơn – Làng cá bè – Vườn trái cây – Làm bánh dân gian/xem cá lóc “múa” – Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
2. Cách làm bánh tét đặc trưng của người miền Tây
Theo lời giới thiệu của nghệ nhân làm bánh tét miền Tây thì món bánh tét miền Tây ngon bởi nguyên liệu làm bánh là nếp cái hoa vàng miền Tây hảo hạng. Ngoài gạo nếp thì nguyên liệu làm bánh tét còn có: đậu xanh, thịt ba chỉ, nước dừa, những gia vị cần thiết để làm món ăn thêm đậm đà. Tất cả nguyên liệu đều phải là loại ngon nhất để bánh tét có vị dẻo dai và đậm đà hương vị.
Tìm hiểu thêm: “Bật mí” Đi Bạc Liêu có gì đẹp? du khách đã biết chưa?
Những nguyên liệu làm bánh Tét truyền thống rất đơn giản
Cách làm bánh tét miền Tây ngon không khó như du khách nghĩ. Đầu tiên, gạo nếp cái hoa vàng sau khi mua về sẽ được ngâm trong nước cốt dừa qua đêm. Sau đó, gạo nếp sẽ được vớt ra, đem đi xào lại với nước dừa cho thơm.
Như vậy, khi gói bánh thì mùi thơm của gạo nếp sẽ thấm đều vào trong thịt heo và đậu xanh. Công đoạn tiếp theo là chế biến phần đậu xanh và thịt ba rọi. Với đậu xanh thì ta chỉ cần rửa sạch, sau đó đem đi hấp chín rồi để ra bát riêng. Sau khi đậu xanh nguội, ta nghiền đậu xanh thật nhuyễn rồi vo lại thành thanh tròn, dài để làm nhân bánh tét.
VF09:Tour Miền Tây chất lượng CÁI BÈ – CẦN THƠ 2N1Đ | Vườn Trái Cây – Cù Lao – Nhà Cổ Ông Kiệt – Chợ Nổi – Viếng Chùa
Khởi hành:Hằng Ngày
Thời gian: 2 Ngày
Điểm khởi hành: Sài Gòn
Lịch trình: Sài Gòn – Cù lao Tân Phong – Chèo xuồng ba lá – Vườn trái cây – Cơ sở sản xuất truyền thống – Nhà Cổ Ông Kiệt – Chợ Nổi Cái Răng – Cồn Sơn – Bè cá Koi – Làm bánh/xem cá lóc “múa”- Sài Gòn
Giá Từ
Xem Tour
Cuối cùng là công đoạn chế biến thịt ba rọi. Thịt ba rọi sau khi mua về phải được rửa sạch, lạng da và cắt lát nhỏ vừa ăn. Ướp thịt đã xắt lát với một ít muối, đường, bột ngọt rồi trộn đều lên cho các loại gia vị thấm đều. Thịt này sẽ được đem đi ướp trong khoảng 15 – 30 phút. Sau khi ướp xong, ta xào sơ thịt ba rọi với mỡ hành, tiêu, đường.
Người nghệ nhân tập trung làm nhân và gói bánh
Các công đoạn làm bánh tét có thể được làm riêng biệt, từng phần một nên để có thể chế biến bánh tét nhanh hơn thì những công đoạn này sẽ được chia ra, mỗi người sẽ làm một trong những công đoạn như nấu gạo, làm đậu xanh, xắt thịt hay gói bánh.
-> Nên xem: đi miền Tây nên mua gì làm quà?
3. Cách gói và hấp bánh tét của người miền Tây
Xem cách người dân bản địa hướng dẫn cách làm bánh tét miền Tây thì công đoạn quan trọng nhất quyết định hương vị cho món bánh tét chính là gói bánh. Đầu tiên, xếp lá chuối và bỏ lần lượt từng nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lên lá thành từng lớp thật đẹp, sau đó gói tròn bánh lại và lấy dây buộc thật chặt.
Bánh tét sau đó sẽ được xếp lên nồi và mang đi hấp. Thời gian hấp bánh lâu hoặc mau tùy thuộc vào số lượng bánh trong nồi hấp (thường từ 8 – 12h). Nấu được nửa thời gian thì ta tiến hành trở mặt bánh, sau đó nấu tiếp đến khi bánh chín.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch bụi Mũi Né bằng xe máy sau Tết
Cắt bánh và thưởng thức hương vị bánh tét miền Tây
Để thưởng thức món ăn, du khách chỉ cần mở lớp vỏ chuối bên ngoài là thấy được phần nếp thơm lừng bên trong.
Tham khảo và đặt ngay những Tour Miền Tây do Kinhnghiem24h.edu.vn tổ chức.
Du khách có thể trở thành người làm bánh tét tuyệt vời sau khi tham khảo hết hướng dẫn cách làm bánh tét miền Tây ngon như ngày Tết của Kinhnghiem24h.edu.vn. Nhìn vào từng chiếc bánh tét mềm, dày, chứa đầy nhân như thế, du khách có muốn tự tay làm được những chiếc bánh tét miền Tây thơm ngon như vậy không?
Theo Kinhnghiem24h.edu.vn