Cần Đước nằm ở phía Đông Nam vùng hạ tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đây là một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Cần Đước được biết đến là vựa lúa gạo lớn của tỉnh Long An, là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử và cũng là nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống… Rất nhiều du khách đi du lịch miền Tây có hành trình về Long An đều dành thời gian ghé thăm huyện Cần Đước.
Bạn đang đọc: Du Lịch Long An – Cần Đước
Cần Đước – Tên gọi và lịch sử
Từ “Cần Đước” có nguồn gốc từ tiếng Khmer. Có nhiều cách giải thích nghĩa cho từ này nhưng cách giải nghĩa phổ biến là “con Cần Đước”, là một loại con họ rùa sống nhiều ở vùng Nam Bộ. Trước khi được dùng để chỉ một đơn vị hành chính, Cần Đước là tên dùng để chỉ một xứ, gọi là xứ Cần Đước. Theo như Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu, Cần Đước vốn là tên gọi của một làng nhỏ nằm ở mũi đất giao nhau giữa rạch Mương Ông Quỳnh và rạch Bến Bà. Phần đất huyện Cần Đước từng thuộc dinh Phiên Trấn (1698), rồi trấn Phiến An (1808). Năm 1832, Cần Đuốc thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Năm 1867, Cần Đước trở thành một huyện của phủ Phước Lộc. Năm 1871, phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn. Năm 1954, Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Năm 1956, Tân An và một phần Chợ Lớn, trong đó có Cần Đước hợp thành tỉnh Long An. Chính quyền Sài Gòn chia Cần Đước làm hai quận (có thêm một số xã của Cần Giuộc) thành quận Cần Đước và quận Rạch Kiến. Sau ngày giải phóng đất nước (30/04/1975), Cần Đước lấy lại ranh giới cũ và trở thành một huyện của tỉnh Long An như hiện nay.
Huyện Cần Đước, Long An
Cần Đước – một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ
Nhắc đến Cần Đước không thể không nói đến đờn ca tài tử bởi nơi đây được xem là một trong những cái nôi của loại hình nghệ thuật này. Hiện nay trong huyện Cần Đước có đình Vạn Phước, là nơi thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại. Nhạc quan Nguyễn Quang Đại được xem là ông tổ của nhạc tài tử Nam Bộ và cải lương ngày nay. Theo như tìm hiểu của Kinhnghiem24h.edu.vn, thời phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 nổ ra, nhạc quan Nguyễn Quang Đại của triều đình Huế từ bỏ cung đình vào đất phương Nam tham gia kháng chiến. Trong thời gian ở mảnh đất phương Nam, ông là người cách tân nhạc lễ cung đình kết hợp với âm nhạc miền Trung để tạo ra đờn ca tài tử như ngày nay.
Tìm hiểu thêm: Đặc sản Huế – Trà cung đình
Đình Vạn Phước, nơi thờ linh vị ông Nguyễn Quang Đại, người được coi là ông tổ của đờn ca tài tử Nam Bộ
Nhạc sư Nguyễn Quang Đại lúc cuối đời đã về sống ở nhà một người dân tại vùng chợ Trạm thuộc huyện Cần Được. Thời gian ở đây ông dạy nhạc lễ tài tử cho bà con trong làng. Danh tiếng của ông từ đó vang xa, được học trò nhiều nơi ở miền Tây Nam Bộ đến học ca, học đàn tranh, đàn kìm, đàn nhị… Hiện nay, linh vị của ông Nguyễn Quang Đại được nhân dân làng Mỹ Lộc rước vào thờ tại đình Vạn Phước. Hàng năm, lễ giỗ của ông cũng là lễ cúng kỳ yên (lễ cầu bình an hay lễ tế thần lớn nhất ở Nam Bộ) tại ngôi đình này. Trong phần hội của lễ cúng kỳ yên không thể thiếu đờn ca tài tử. Nếu có cơ hội du lịch Long An, du khách đừng quên ghé thăm huyện Cần Đước để thưởng thức đờn ca tài tử ngọt ngào của vùng đất Nam Bộ này.
Khám phá Cần Đước trong hành trình du lịch Long An
Nếu đang thắc mắc không biết du lịch Long An nên tham quan những địa điểm nào thì Kinhnghiem24h.edu.vn khuyên du khách nên lựa chọn Cần Đước. Tuy là một huyện nhỏ ven biển của tỉnh Long An nhưng Cần Đước có nhiều điều thú vị để du khách khám phá. Cần Đước được biết đến là huyện trọng điểm lúa gạo của tỉnh Long An. Giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng nhưng thơm ngon nhất là gạo nàng thơm Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Du khách đi du lịch Long An sẽ có cơ hội thưởng thức món cơm được nấu từ gạo Nàng Thơm ăn với cá bống kèo kho tộ, là đặc sản địa phương ngon tuyệt. Nếu du khách muốn mua quà về cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch về Cần Đước thì gạo Nàng Thơm cũng là một lựa chọn thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Đặc sản Mũi Né – Bánh quai vạc
Du lịch về Cần Đước thưởng thức cơm gạo Nàng Thơn cùng cá bống kho tộ
Du lịch Long An khám phá Cần Đước, du khách có thể tìm đến các làng nghề thủ công truyền thống ở đây để tham quan, tìm hiểu. Một số các làng nghề thủ công truyền thống du khách có thể đến tham quan: làng nghề dệt chiếu ở Long Cang, Long Định; nghề chạm bạc ở Phước Vân, nghề chạm gỗ ở Tân Lân, nghề đóng ghe ở Long Hựu, Tân Chánh. Cho đến ngày nay, những nghề thủ công trên vẫn được bảo tồn và đổi mới sáng tạo, làm ra nhiều sản phẩm thủ công xuất khẩu. Nếu là người đam mê nghệ thuật và khám phá kiến trúc thì du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham quan ba di tích nổi tiếng ở huyện Cần Đước: di tích Nhà Trăm Cột, chùa Phước Lâm, di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến.
Kinhnghiem24h.edu.vn