Chùa Đất Sét có tên chính thức là Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Chùa Đất Sét nổi tiếng không chỉ bởi có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét mà còn vì 8 ngọn nến khổng lồ có thể cháy suốt 100 năm. Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được tận mắt tham quan, chiêm bái ngôi chùa Đất Sét nổi tiếng và độc đáo ở Sóc Trăng.
Bạn đang đọc: Vãng cảnh ngôi chùa đất sét nổi tiếng ở Sóc Trăng
Bửu Sơn Tự – chùa Đất Sét nổi tiếng ở Sóc Trăng
1. Đường đến chùa Đất Sét nổi tiếng Sóc Trăng
Chùa Đất Sét tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chưa đến 3 km. Ngôi chùa có khuôn viên rộng 400m2. Chùa Đất Sét có kiến trúc của người Hoa, được xây dựng đầu thế kỷ 20 bởi một người họ Ngô dân tộc Hoa. Sau này, chùa được hậu duệ thứ 4 của dòng họ là ông Ngô Kim Tòng trùng tu với vật liệu là đất sét vô cùng độc đáo. Sau này ngôi chùa được người dân trong vùng tìm đến vì sự linh thiêng và độc đáo của nó. Tới ngày nay, chùa Đất Sét đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Vào năm 2013, Chùa Đất Sét được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận sở hữu Tháp Đa bảo và Bảo tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất Việt Nam.
2. Câu chuyện về ngôi chùa Đất Sét ở Sóc Trăng
Câu chuyện về ngôi chùa Đất Sét vẫn được những người chăm nom ngôi chùa cũng chính là hậu duệ của dòng họ Ngô, kể lại bằng niềm tự hào. Đầu thế kỷ 20, chùa được ông Ngô Kim Tây tu tại gia thành lập nên, lấy tên là Bửu Sơn Tự. Sau đó chùa được trùng tu nhưng cũng chỉ lợp lá, khá đơn sơ. Năm 1909, ông Ngô Kim Tòng, hậu duệ đời thứ 4, ra đời. Nhà nghèo, ông chỉ học hết lớp 3 rồi nghỉ để trông coi am tu của ông bà. Năm 20 tuổi, ông Ngô Kim Tòng lâm bệnh nặng tưởng chừng đã không qua khỏi, gia đình đưa ông vào Bửu Sơn Tự mong thần Phật, tổ tiên phù hộ độ trì. Tại chùa, ông Tòng vừa uống thuốc vừa thiền. Như một phép màu, ông dần khỏe lại và về sau thọ tới 62 tuổi. Sau khi khỏi bệnh, ông Ngô Kim Tòng bắt đầu tự học làm đồ vật bằng đất sét. Với tình yêu, lòng đam mê, những tác phẩm bằng đất sét của ông ngày càng hoàn thiện, đẹp mắt hơn. Sau khi cha mất, ông trở thành người kế thừa dòng họ “Ngô Cư Sĩ Học Phật Thu Nhơn”. Năm 1928, ông Ngô Kim Tòng khi mơ thấy Phật mách bảo đã lấy đất sét để đắp tượng cho chùa. Ban đầu là tượng Phật sau đó là các tòa tháp lần lượt ra đời qua bàn tay khéo léo của ông. Từ đó chùa được gọi với cái tên là chùa Đất Sét và nổi tiếng đến ngày nay.
Chánh điện của chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét tuy nhỏ nhưng rất linh thiêng và sở hữu nhiều hiện vật nổi tiếng, độc đáo: hàng ngàn pho tượng đất sét, 8 ngọn nến khổng lồ có thể cháy suốt 100 năm. Nổi tiếng linh thiêng, độc đáo là vậy nhưng chùa Đất Sét mang tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư cũng không nhận tiền công đức mà chỉ bày bán đặc sản địa phương bên ngoài chùa để du khách hành hương mua về.
3. Kiến trúc độc đáo của chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét có khuôn viên rộng hơn 400m2, tuy không lớn nhưng chùa có khá nhiều cây xanh, tạo nên không gian yên tĩnh, linh thiêng. Chánh điện của chùa xây hướng về phía Đông. Chánh điện của chùa đơn giản với cột gỗ, mái tôn, hai cột chính của chánh điện đắp nổi hình rồng. Đặc biệt, chùa Đất Sét được chống bởi 24 cột cây được đắp đất sét và tạo hình hoa văn rồng uốn lượn công phu. Nội điện của chùa chứa hàng ngàn pho tượng đất sét của các vị Thần, Phật và linh thú. Đó chính là những tác phẩm do bàn tay của ông Ngô Kim Tòng nặn, khắc mà nên trong suốt hơn 42 năm.
Nguyên liệu chính của các pho tượng là đất sét, pha với bột nhang và keo ô dước, sau đó được sơn và phủ dầu bóng rất đẹp. Chùa Đất Sét còn có Tháp Đa bảo và Bảo tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất Việt Nam. Pho tượng “Bảo tòa Liên Hoa” có tới 1000 cánh hoa sen, mỗi cánh ngự một vị thần. Tháp Đa bảo cao tới 3,5m, có 13 tầng. Bên cạnh đó chùa Đất Sét còn sở hữu nhiều hiện vật nổi tiếng khác như lục long đăng, 7 lư hương…
Tìm hiểu thêm: Bí quyết khi đi du lịch Sapa vào cuối tuần
Các pho tượng làm từ đất sét tại chùa
4. 8 ngọn nến khổng lồ cháy được 100 năm tại chùa Đất Sét
Bên cạnh gần 2 ngàn tượng đất sét, chùa Đất Sét còn nổi tiếng với 8 ngọn nến khổng lồ: trong đó có 6 cây đèn cầy nặng 200kg mỗi cây và 2 cây đèn mỗi cây nặng 100kg. Ông Ngô Kim Tòng đã đúc 8 cây nến khổng lồ này bằng 1,4 tấn sáp nguyên chất, sau khi đun lỏng đổ vào khuôn thì dung miếng tôn để cuốn lại. Mất đến 1 tháng để cây nến khô lại hoàn toàn, những cây nến khổng lồ cao tới 2,6 m được dựng lên. Ngày 18/7/1970, ông Ngô Kim Tòng qua đời, cặp nến nặng 100kg được đốt. Đến nay, cặp nến này đã cháy liên tục suốt 49 năm nhưng vẫn còn đến 1/3 thân nến. Đến chiêm bái chùa Đất Sét, quý du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cặp nến đang cháy và 6 cây nến khổng lồ này.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết khi đi du lịch phượt Hạ Long theo tháng
Hai trong số những cây nến khổng lồ của chùa Đất Sét
Trên đây, Kinhnghiem24h.edu.vn đã cùng du khách khám phá ngôi chùa Đất Sét nổi tiếng và độc đáo ở Sóc Trăng. Nếu có dịp đến Sóc Trăng để tham quan du lịch, chùa Đất Sét tọa lạc ngay cạnh trung tâm thành phố là một điểm đến mà du khách không thể bỏ lỡ. Kinhnghiem24h.edu.vn chúc quý du khách có một chuyến hành hương an toàn và đáng nhớ!
Kinhnghiem24h.edu.vn Tổng hợp