Ẩm thực miền Tây rất phong phú với nhiều món ăn từ dân dã đến cầu kỳ. Những món ăn vặt của miền Tây cũng đầy hấp dẫn như bánh da lợn, bánh bò thốt nốt, bánh cam đường, bánh chuối hấp, bánh tai yến… Trong bài viết dưới đây, mời du khách cùng Kinhnghiem24h.edu.vn tìm hiểu về bánh bò thốt nốt – món ăn vặt dân dã của người miền Tây.
Bạn đang đọc: Bánh bò thốt nốt – món ăn vặt dân dã của người Châu Đốc An Giang
1. Vị ngon của bánh bò thốt nốt
Ngay từ tên gọi bánh bò thốt nốt đã cho biết thành phần của loại bánh này. Bánh được làm bột gạo xay trộn với đường thốt nốt. Bột gạo xay là thứ nguyên liệu phổ biến có trên khắp nước ta. Nhưng đường thốt nốt thì đa phần chỉ phổ biến trong các món ăn ở miền Tây vì cây thốt nốt chỉ có ở một số tỉnh vùng này mà nhiều nhất là vùng Bảy Núi, An Giang.
Thốt nốt là một loại cây thẳng, có vòm lá rộng và không chịu được khí hậu lạnh. Cây thốt nốt có nhiều sản vật ngon ngọt mà con người có thể sử dụng được như nước thốt nốt dùng để giải khát, trái thốt nốt có cơm dày, vị ngọt bùi, mềm dẻo. Đường thốt nốt được lấy từ nước trên cây thốt nốt, sau đó được chế biến qua một quy trình nhiều giờ đồng hồ.
Đường thốt nốt được làm thủ công, không có chất hóa học cộng thêm bột gạo xay nên bánh bò thốt nốt là món ăn vừa dân dã lại vừa mang hương vị tự nhiên rất thanh mát. Có nhiều cách làm bánh bò nhưng bánh bò thốt nốt có hương vị riêng không thể trộn lẫn. Thêm vào đó, màu vàng của đường thốt nốt khiến bánh bò thốt nốt có màu sắc rất đẹp và đặc trưng.
Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt
Để làm được món bánh bò thốt nốt, người làm phải đem gạo ngâm nước từ 4 – 5 tiếng cho mềm rồi xay mịn và cho vào túi vải. Sau đó, một vật nặng được đặt lên túi vải cho bột ráo nước. Người dân Bảy Núi khi làm bánh bò thốt nốt thường lấy trái thốt nốt chín già rồi lột vỏ, chẻ đôi và gạn lấy bột. Chính loại bột này khiến bánh bò thốt nốt càng có thêm màu vàng ươm bắt mắt.
Tiếp đó, người làm hòa bột với đường thốt nốt rồi ủ bột theo công thức riêng. Cuối cùng, hỗn hợp bột này được đem đi hấp. Khi mở nắp xửng, một mùi thơm ngào ngạt tỏa ra và những chiếc bánh bò nở bông tơi xốp là lúc thành phẩm đạt yêu cầu. Một số nơi rắc thêm dừa nạo lên những chiếc bánh bò thốt nốt để trang trí và thêm hương vị cho bánh.
Tìm hiểu thêm: Sổ tay khi đi du lịch Hà Nội sau Tết
Bánh bò thốt nốt có thể được rắc thêm dừa nạo
2. Bánh bò thốt nốt – món ăn vặt dân dã
Bánh bò thốt nốt có kích cỡ nhỏ, đặt vừa trong lòng bàn tay và có màu vàng ươm đặc trưng. Khi ăn, du khách sẽ thấy một hương vị ngọt ngào, mùi thơm nồng nàn và miếng bánh tơi xốp rất vừa miệng. Bánh bò thốt nốt là món ăn vặt dân dã đồng thời cũng là món bánh có thể dùng trong các bữa tiệc gia đình làm món tráng miệng.
Bánh bò thốt nốt làm chuẩn vị và được bảo quản tốt có thể được giữ trong tủ lạnh khoảng 1 tuần lễ. Tuy là món ăn vặt nhưng món này rất giàu năng lượng vì chứa nhiều bột, đường. Vị ngọt thanh, không gắt, không ngán của thốt nốt khiến món bánh bò này trở nên rất dễ ăn và khác biệt so với nhiều loại bánh bò khác.
Bánh bò thốt nốt ngon và chuẩn vị nhất chính là những chiếc bánh được làm ở vùng Bảy Núi, An Giang – nơi có rất nhiều cây thốt nốt xanh tươi. Đây cũng là nơi sản xuất nhiều đường thốt nốt để xuất đi các tỉnh thành lân cận. Vùng Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn, là một vùng đất nổi tiếng của tỉnh An Giang với 7 ngọn núi không liên tục.
>>>>>Xem thêm: Đến Hà Nội nên ăn gì?
Bánh bò thốt nốt ngon nhất là ở vùng Bảy Núi, An Giang
Trong đó, núi Cấm là ngọn núi cao nhất và được nhiều người biết đến nhất. Thực vật trong vùng Bảy Núi rất đa dạng và đây cũng là nơi có nhiều sắc dân sinh sống như người Kinh, người Khmer… Vì thế, nơi này vừa có nhiều món ăn phong phú lại vừa có nhiều phong tục, lễ hội kỳ thú của nhiều sắc dân khác nhau.
Do đó, du khách có thể đến vùng Bảy Núi để tham quan, khám phá du lịch đồng thời trải nghiệm ẩm thực đa dạng của nơi này. Và chắc chắn du khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi được nếm thử món bánh bò thốt nốt độc đáo. Nhiều du khách nói rằng với bánh bò bình thường, họ chỉ ăn được mỗi lần 1 chiếc, nhưng với bánh bò thốt nốt, họ có thể ăn một lúc 2, 3 cái vì vị ngọt thanh mát dễ ăn của bánh. Ngoài cách ăn bánh bò thốt nốt thông thường, du khách còn có thể chế biến thêm nước cốt dừa sền sệt và rưới lên bánh. Cách này khiến bánh bò thốt nốt có một vị ngon khó tả.
Ngày trước, bánh bò thốt nốt chỉ có ở vùng Bảy Núi, An Giang. Giờ đây, bánh bò thốt nốt đã có mặt ở nhiều nơi như Cần Thơ, Sài Gòn… và được đưa vào danh sách những món ngon miền Tây được yêu thích.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp