Tết Nguyên Đán là một tập tục truyền lại từ bao đời nay của dân tộc Việt. Tuy nhiên không phải chỉ có Việt Nam mới ăn Tết Nguyên Đán, trên thế giới có những nước khác cũng sở hữu phong tục này. Kinhnghiem24h.edu.vn xin được “bật mí” thông tin các nước ăn Tết Nguyên Đán khác trên thế giới cho bạn đọc được biết qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: “Bật mí” thông tin các nước ăn Tết Nguyên Đán
1. Trung Quốc
Đất nước có văn hóa tương đồng Việt Nam nhiều nhất trên thế giới là “hàng xóm sát vách” ngay phía Bắc – Trung Quốc. Bản thân Việt Nam cũng ảnh hưởng văn hóa rất lớn từ đất nước này. Vì vậy, Trung Quốc là một trong số những nước ăn Tết Nguyên Đán không có gì quá đáng ngạc nhiên.
Lễ hội đèn lồng Trung Quốc
Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc còn có cái tên khác là Xuân Tiết (chỉ tiết xuân phân). Cũng giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc cũng coi ngày này là ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa. Xuân Tiết tại Trung Quốc kéo dài từ khoảng 15 ngày và bắt đầu tính từ ngày 1/1 âm lịch và thường kết thúc vào ngày 15/1 âm lịch khi người dân tổ chức lễ hội đèn lồng. Tuy nhiên, tại Trung Quốc có một tập tục còn thú vị hơn. Người Trung Quốc thường về quê ăn Tết từ tận ngày… 8/12 âm lịch, nghĩa là trước Tết gần một tháng. Điều này được giải thích dựa trên việc dân số của Trung Quốc quá đông và giao thông (nhất là giao thông công cộng) không thể một lúc đáp ứng được hết. Vì vậy họ được cho nghỉ Tết rất sớm và trở về nhà dần dần để làm giảm bớt áp lực giao thông tại đây.
Người dân Trung Quốc rất ưa chuộng màu đỏ trong ngày Tết vì theo quan niệm của họ, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Người Trung Quốc cũng rất coi trọng bữa cơm tất niên. Với họ, bữa cơm này thể hiện sự hạnh phúc của gia đình.
2. Hàn Quốc
Có rất nhiều người vẫn nhầm tưởng Hàn Quốc ăn Tết dương lịch. Tuy nhiên, sự thật là Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm. Tại Hàn Quốc, tết Nguyên Đán được gọi là Seollal. Đối với người Hàn mà nói, Seollal là ngày lễ xua đuổi những linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt đẹp. Seollal tại Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 1/1 và kéo dài ba ngày.
Người Hàn Quốc cùng nhau ăn bữa cơm ngày Tết
Vào những ngày này, các doanh nghiệp đều đóng cửa, người người về thăm quê hương, quây quần bên gia đình. Vào đêm giao thừa (đêm 30), mỗi người Hàn Quốc đều phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước nóng. Mục đích chính của việc này là thanh tẩy cơ thể trước thềm năm mới. Sau khi thanh tẩy, mọi người mặc trang phục truyền thống Hanbok và bắt đầu cúng tổ tiên.
Mâm cơm những ngày lễ rất được người Hàn Quốc coi trọng, nhất là trong ngày lễ lớn như Seollal. Món ăn quan trọng nhất là Tteokguk (canh bánh gạo). Người Hàn thường hỏi nhau đã ăn canh bánh gạo chưa vì họ quan niệm ăn bao nhiêu bát canh bánh gạo sẽ lớn hơn bấy nhiêu tuổi.
3. Mông Cổ
Tết Tháng Trắng (Tsaggan Sar) là cái tên mà người Mông Cổ đặt cho Tết cổ truyền của họ. Cùng với Naadam (lễ hội của những chiến binh), Tsaggan Sar là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm tại Mông Cổ. Đây là thời khắc báo hiệu mùa đông lạnh lẽo và khắc nghiệt trên thảo nguyên đã qua đi và cũng là dịp người dân Mông Cổ quây quần bên gia đình, thắt chặt mối quan hệ.
Người Mông Cổ chúc Tết nhau
Tết Tháng Trắng cũng kéo dài trong ba ngày. Trong ba ngày này người dân sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Họ tụ tập ở nhà của người già nhất vùng (trưởng lão), cùng nhau trò chuyện vui vẻ, trao đổi các món ăn ngon và cùng nhau thưởng thức chúng. Đêm giao thừa, người dân Mông Cổ có tập tục uống trà. Tuy nhiên cách uống trà khá đặc biệt. Chén đầu tiên sẽ được đem ra sân trước và vẩy bốn hướng, chén thứ hai là dành cho gia chủ và chén cuối cùng mới là chén dành cho các thành viên trong gia đình. Món ăn truyền thống của Tết cổ truyền là những món ăn làm từ sữa và thịt, đặc biệt hơn nữa là món rượu sữa ngựa nổi tiếng của vùng đất này.
4. Singapore
Theo thống kê, 80% dân số của Singapore là người Hoa, vì vậy Tết Nguyên Đán cũng là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân ở đây. Từ 1/1 cho đến ngày 15/1 âm lịch là ngày tổ chức Tết Nguyên Đán. Trong thời gian này, có ba hoạt động nổi bật nhất được diễn ra vô cùng tưng bừng, long trọng là lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Mỗi hoạt động đều thu hút rất nhiều người tham gia tận hưởng không khí.
Tìm hiểu thêm: Du lịch Hà Nội qua ảnh
Không khí năm mới tại Singapore
Vào dịp này, cũng như Trung Quốc và Việt Nam, người Singapore dành tặng nhau những phong bao lì xì đỏ như một lời chúc may mắn. Ẩm thực ngày Tết của người Singapore mang một nét rất “Trung Quốc” với các món ăn như bánh trôi tàu, cá sống, mì trường thọ hay pencai.
5. Triều Tiên
Triều Tiên và Hàn Quốc trước đây từng là một dải thống nhất. Người dân Triều Tiên cũng ăn Tết Nguyên Đán giống như người Hàn Quốc. Trước đây Triều Tiên đón Tết từ tận tháng 10 và tháng 11 âm lịch. Tuy nhiên sau này Triều Tiên đổi sang đón Tết vào ngày 1/1 âm lịch như một số nước Châu Á khác.
Lễ hội năm mới của Triều Tiên
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần. Trong thời gian này họ tổ chức vô số các hoạt động truyền thống thú vị như dán hình động vật lên cửa để cầu may, ngắm trăng, xem bói… Cùng giống như người Việt, đêm 30 người Triều Tiên cũng quây quần bên gia đình, cùng nhau quét dọn nhà cửa, làm cơm tất niên, cùng nhau ăn uống và ở bên nhau vào thời khắc giao thừa.
Sáng ngày 1/1, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ làm lễ tạ ơn. Người dân Triều Tiên cùng nhau làm mâm cơm cúng, trong đó có món Ttok-kuk cực kì quan trọng. Đây là một món ăn làm từ bánh gạo, đậu xanh và nước cơm. Ttok-kuk được cho rằng có thể đem lại tuổi thọ, giúp mọi người sống lâu hơn.
6. Malaysia
Với ¼ dân số Malaysia là người Hoa, Malaysia cũng coi Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa và là ngày nghỉ lễ chính thức. Cũng giống như người dân tại các đất nước đón Tết Nguyên Đán khác, đây cũng là dịp để người dân Malaysia quây quần, đoàn tụ với gia đình. Việc mua sắm, ăn chơi giải trí tại Malaysia trong thời gian này cũng cực kì sôi động.
>>>>>Xem thêm: Chùa Phật Học ở Cần Thơ – Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo
Bắn pháo hoa mừng năm mới tại Malaysia
Những phong tục ngày Tết tại đây cũng được giữ nguyên như lì xì, chúc Tết người thân, bạn bè, múa lân, rồng… Có một điểm đặc biệt tại Malaysia mà các nước khác không có là mỗi dịp Tết, các công ty sẽ xóa một phần hoặc toàn các khoản nợ. Việc này vừa để cầu mong may mắn cho người khác vừa để cầu may cho bản thân mình. Malaysia chỉ có hai ngày nghỉ cho Tết Nguyên Đán nhưng lại tổ chức những lễ hội cho đến tận ngày 15.
Tết Nguyên Đán không chỉ là phong tục riêng của người Việt. Mỗi nước đón Tết Nguyên Đán đều có những tập tục đặc sắc rất riêng. Vì vậy mỗi người Việt phải bảo tồn những nét đẹp riêng của Tết Việt để những thế hệ sau vẫn còn cảm nhận được vẹn nguyên.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp