​Du lịch Huế bị chặt chém

Giống như những địa điểm du lịch khác, du khách đến cố đô Huế du lịch thường không tránh khỏi tình trạng bị “chặt chém” và “hét giá”. Du lịch Huế bị chặt chém vốn là vấn đề đã được nhiều du khách phản ánh. Sau đây, Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ giới thiệu về Huế và một số “chiêu” chặt chém du khách của dân địa phương từ đó du khách biết cách phòng tránh, hạn chế. Mời Quý khách cùng tham khảo phần viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: ​Du lịch Huế bị chặt chém

1. Giới thiệu về cố đô Huế

Cố đô Huế là điểm du lịch tuyệt đẹp trong số những điểm du lịch danh tiếng miền Trung. Nơi đây có dòng sông Hương hiền hòa, có cầu Tràng Tiền, núi Ngự Bình, vịnh Lăng Cô cảnh đẹp thần tiên, có các cung điện và lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế được xây dựng với lối kiến trúc phong kiến tuyệt đẹp, nguy nga tráng lệ… Trong những lăng tẩm và cung điện đó, lăng Khải Định và Đại Nội Huế là 2 công trình kiến trúc vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

​Du lịch Huế bị chặt chém
Thành cổ Huế là địa danh du lịch nổi tiếng hút khách ở miền Trung

Theo cẩm nang khi đi du lịch phượt Huế, ngoài những công trình đền chùa, cung điện và lăng tẩm tráng lệ, cố đô Huế còn có nhiều địa danh du lịch thiên nhiên vô cùng đẹp và hấp dẫn. Nổi tiếng nhất trong những địa điểm tham quan ở Huế là Phá Tam Giang. Gần Phá Tam Giang còn có làng chài Thái Dương Hạ rất đẹp. Ngoài ra, những danh lam thắng cảnh đẹp ở Huế còn có đầm An Lập, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Bạch Mã… Rất nhiều và rất nhiều những địa danh du lịch Huế nổi tiếng đang chờ đón du khách khám phá khi tham gia tour du lịch Huế.

2. Vấn nạn chặt chém khi đi du lịch Huế

Du khách khi đi du lịch Huế thường xuyên gặp phải một vấn đề làm ảnh hưởng đến chuyến du lịch của mình đó là vấn nạn chặt chém. Vấn đề này đang ngày càng làm xấu đi hình ảnh của Huế trong mắt khách du lịch. Rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến Huế đều lắc đầu ngao ngán với dịch vụ chặt chém diễn ra xung quanh các khu du lịch nổi tiếng ở Huế.

​Du lịch Huế bị chặt chém
Du khách, nhất là khách nước ngoài thường là nạn nhân của nạn chặt chém tại nhiều điểm du lịch Huế

Chế độ 3 giá “cho Tây, cho Ta du lịch, cho Ta bản địa” đã hình thành từng lâu không ai biết nhưng rất nhiều du khách đến tham quan cố đô Huế đều lè lưỡi, lắc đầu khi các tiểu thương thẳng tay chặt chém các mặt hàng ăn uống và phòng nghỉ quanh các khu di tích cung điện và lăng tẩm ở Huế.

Du khách đến tham quan khu di tích Lăng Khải Định vào những ngày nắng nóng trên 37oC thường có nhu cầu uống nước để giải khát. Vì lẽ đó, những hàng nước có mái che quanh khu di tích lúc nào cũng đông khách.

Theo phản ánh của nhiều khách du lịch Huế, người bán nước trong quán thường nhìn mặt du khách mà bán hàng. Thường nếu dân bản địa mua nước thì người bán chỉ ra giá 10.000 – 12.000 đồng/chai nước ngọt, trong khi đó, khách du lịch mua thì họ lại bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/chai, cao hơn gấp đôi giá.

​Du lịch Huế bị chặt chém
Những quán ăn là nơi chặt chém du khách nhiều nhất

Không chỉ là đồ uống, một số mặt hàng tránh nắng như ô, dù hay mũ có quai đeo cũng bị nâng giá. Những mặt hàng này nếu bán cho khách du lịch thường bị người bán ra giá từ 50.000 – 100.000 đồng/cái. Đây là mức giá được xem là quá cao dành cho một mặt hàng chỉ để che nắng như thế.

Thực tại chặt chém khách mua đồ uống không chỉ xuất hiện ở khu di tích Lăng Khải Định mà còn lan ra các khu tham quan khác như Lăng Tự Đức, Đại Nội Huế… Điều này khiến khách du lịch cảm thấy chán nản và không muốn vào quán tránh nắng và thưởng thức đồ uống.

Nhiều du khách đến du lịch cố đô Huế còn phàn nàn về nhiều khách sạn trong khu vực gần các khu di tích tăng giá phòng khi biết người thuê phòng là khách du lịch ở nơi xa đến, đặc biệt là khách nước ngoài. Rất nhiều trường hợp du khách bị chặt chém quá mức phải nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng.

Vậy làm thế nào để có thể tự phòng ngừa những trường hợp chặt chém như vậy khi đi du lịch Huế?

3. Bí quyết du lịch Huế không bị chặt chém

  • Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến du lịch Huế

Để không phải mua những đồ dùng cá nhân với giá trên trời, trước khi du lịch Huế, du khách nên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết thật đầy đủ. Một số vật dụng thường phải sử dụng khi đi du lịch Huế là kính râm, áo mưa, ô dù và cả nón nữa vì những mặt hàng này tại các điểm du lịch Huế thường có giá gấp mấy lần.

Tìm hiểu thêm: Khu du lịch Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì hay và hấp dẫn?

​Du lịch Huế bị chặt chém
Chuẩn bị đồ dùng trước khi đến Huế

Bên cạnh đó, du khách cũng không nên quên chuẩn bị vật dụng đựng nước và thức ăn phòng trường hợp những quán ăn hay quán nước gần khu di tích nâng giá đồ ăn, thức uống.

  • Nên đặt phòng khách sạn trước

Nếu du khách có dự định ở Huế một vài ngày thì du lịch Huế Kinhnghiem24h.edu.vn khuyên du khách nên đặt trước phòng trọ cho chuyến đi của mình. Khi đặt trước phòng trọ, du khách có thể tìm hiểu về chất lượng phòng, giá cả của căn phòng, địa chỉ khách sạn gần các khu di tích … Và đặc biệt, du khách sẽ biết trước giá để không bị chặt chém khi đến khách sạn đặt phòng trong chuyến đi.

​Du lịch Huế bị chặt chém
Du khách nên đặt phòng khách sạn trước chuyến đi

Việc đặt phòng sớm không chỉ giúp du khách tránh bị nâng giá phòng mà còn giúp du khách chọn được những căn phòng khách sạn giá rẻ chất lượng tốt. Việc đặt phòng nên được tiến hành trên những trang web trực tuyến chất lượng. Để biết thêm thông tin, du khách có thể tham khảo thêm trên website agoda.com hoặc một số trang web uy tín khác.

  • Không quên hỏi giá trước

Một thực tế mà nhiều du khách bị chặt chém là do quên hỏi giá cả trước khi ăn uống, mua sắm và sử dụng các dịch vụ. Hầu hết những những nơi ở trên đều kê hóa đơn cao hơn nhiều so với giá cả của mặc hàng đó, nhất là những quán bán đồ ăn và nước giải khát. Du khách khi đã ăn uống no nê đều giật mình khi biết mình phải trả một cái giá rất cao so với những món ăn và nước giải khát mình sử dụng.

​Du lịch Huế bị chặt chém

>>>>>Xem thêm: Đón đêm Valentine đặc biệt lãng mạn tại 10 khách sạn ở Nha Trang


Đến những địa điểm uy tín để thưởng thức đặc sản Huế

Để tránh tình trạng bị chặt chém như trên, du khách nên hỏi thăm những người đi trước để biết được những quán ăn và chỗ mua sắm uy tín. Còn nếu vào một quán ăn mà mình chưa biết, du khách nên hỏi thăm giá cả, xem thực đơn trước khi gọi món và đồ uống.

  • Chuẩn bị số điện thoại đường dây nóng

Du khách nên lưu lại trong danh bạ điện thoại của mình một vài đường dây nóng của các cơ quan chức năng chuyên ngành để khi bị chặt chém có thể liên hệ trợ giúp. Đây cũng là cách để du khách phản ánh đến cơ quan chức năng về tình trạng du lịch, giá cả du lịch đắt đỏ, ăn uống chặt chém để được xử lý kịp thời.

  • Nên chọn mua đặc sản Huế ở nơi sản xuất

Đặc sản Huế cũng là mặt hàng bị nhiều cửa hàng tăng giá khi bán cho khách du lịch. Vậy làm thế nào để mua được đặc sản Huế chất lượng mà không bị chặt chém? Theo kinh nghiệm khi đi du lịch Huế vào dịp Tết, du khách nên mua đặc sản tại chỗ sản xuất. Hãy đến những làng chài ven biển, đầm để mua những mặt hàng hải sản về làm quà hay chọn những làng nghề truyền thống để mua đặc sản trực tiếp từ họ…

Cách mua hàng ngay từ chỗ sản xuất là phương pháp tốt nhất để mua đặc sản Huế với giá thành rẻ mà chất lượng.

Du khách có thể tham khảo thêm về du lịch Huế qua bài “Du lịch Huế đi về trong ngày”.

Du lịch Huế bị chặt chém vẫn có thể phòng ngừa được nếu du khách biết cách phòng tránh. Hi vọng rằng với những bí quyết chia sẻ kinh nghiệm về du lịch Huế này, du khách sẽ có thêm nhiều thông tin để tránh bị chặt chém khi đi du lịch Huế.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *