Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, chùa Diệu Đế vẫn giữ lại được những công trình kiến trúc độc đáo và trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách trong hành trình khám phá cố đô Huế.
Bạn đang đọc: Địa điểm du lịch Huế – Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế nằm ở đâu?
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành thuộc địa phận phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Diệu Đế được vua Thiệu Trị công nhận là một trong 20 thắng cảnh nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo của đất kinh đô Huế.
Thực chất, chùa Diệu Đế là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi với cây cối xanh tươi, phong cảnh rất đẹp và không khí trong lành. Đến năm 1844, nhà vua đã cho tôn tạo lại và sắc phong làm Quốc tự.
Nếu có cơ hội tham gia tour du lịch Huế, du khách nên ghé thăm chùa Diệu Đế để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo và tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử lâu đời xoay quanh chùa.
Toàn cảnh không gian bình yên, thanh tịnh của chùa Diệu Đế.
Lịch sử chùa Diệu Đế
Vào đầu thế kỷ XIX, phía Đông kinh thành sở hữu một khu vườn tuyệt đẹp với phong cảnh thơ mộng, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên, đây là nơi ở của Hoàng tử Miên Tôn, con vua Minh Mạng và sau này lên ngôi đã lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Vào năm 1844, nhà vua đã cho trùng tu nơi ở của mình thành một ngôi chùa và lấy tên là Diệu Đế Tự. Sở dĩ nhà Vua đặt tên chùa là Diệu Đế vì mong muốn đây sẽ là nơi bảo vệ cho kinh thành và trấn tĩnh, khuyên răn những người lầm đường lạc lối sẽ trở về với điều thiện.
Ban đầu, Diệu Đế là ngôi tự vô cùng đồ sộ và tráng lệ với một bảo tháp bằng ngà cao đến 1m nằm giữa chính điện nhưng đến năm 1968 đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy. Sau đó trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay chùa Diệu Đế đã khoác lên mình diện mạo mới không kém phần lộng lẫy và trở thành một trong các địa điểm du lịch Huế được nhiều du khách yêu mến tìm đến.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Diệu Đế vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính say lòng người.
Chùa Diệu Đế được bao bọc bởi tường thành vững chắc với phía ngoài sở hữu nhiều trụ biểu đánh dấu chùa. Khuôn viên chùa nằm giữa 4 con đường với bên phải là đường chùa Ông, bên trái là đường Diệu Đế, phía trước là đường Bạch Đằng chạy dọc theo sông Hương và phía sau là đường Tô Hiến Thành.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, hầu như kiến trúc của chùa đều bị phá hủy. Năm 1910, vua Duy Tân cho xây dựng lại hoàn toàn và không còn vách ngăn giữa các khu vực hay những trụ biểu nữa. Khi bước qua tam quan sẽ thấy bên phải chùa là Bi đình, bên trái là Chung đình; qua cửa Trung đạo là 2 ngôi nhà Lôi gia để thờ Bát Bộ Kim Cang và đến Điện Đại giác là một Trù gia, một Tăng xá.
Đến năm 1950, chùa được trùng tu một lần nữa và phá đồ án hai nhà lôi gia, đem bộ tượng Kim Cương vào thờ hai bên tả hữu ở điện Đại Hùng. Bên cạnh đó, điện Đại Giác xây dựng lại tiền đường, bên phải đặt trống và bên trái đặt cái chuông lớn.
Tìm hiểu thêm: Đến Sóc Bom Bo nghe tiếng chày giã gạo
Toàn cảnh Chính điện trong chùa Diệu Đế.
Nếu bên trong chính điện chùa Huyền Không chỉ thờ duy nhất Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thì ở chùa Diệu Đế lại được bài trí gồm bàn thờ chính giữa với hai tầng, tầng dưới sơn son thiếp vàng dành để thờ Thần vị của vua Thiệu Trị và tầng trên dùng để thờ các pho tượng Tam Thế Phật. Còn bên trái thờ Phổ Hiền, bên phải thờ Ngài Văn Thù và trên hai vách là các pho tượng của những vị A la hán.
Tại điện Đại Giác không chỉ sở hữu những bức tượng của chùa Diệu Đế mà còn có tượng của chùa Giác Hoàng, Trí Huệ tinh xá, Đạo Nguyên Các và Cát Tường từ thất nên có tất cả 53 án thờ.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ Nhà thiếu nhi Đà Lạt và những ý tưởng chụp hình đẹp
Chùa Diệu Đế rực rỡ về đêm bên dòng sông Bạch Đằng.
Vào năm 1953, Hòa thượng Diệu Hoằng được sự hỗ trợ của bà Từ Cung cùng các Phật tử trong hoàng tộc cũ đã tiếp tục trùng tu chùa Diệu Đế với quy mô nhỏ gọn như hiện nay. Tại chính điện có 4 cột đúc giả gõ vẽ hình long ẩn vân và trần vẽ rồng 5 móng đang bay lượn trong mây.
Ngoài ra, kéo dài tiền đường với hai đầu là hai phòng nhỏ vẫn giữ tên Cát Tường từ thất và Trí Tuệ tinh xá. Phía trước có 2 Lôi gia hướng mặt ra tam quan và tôn thờ Bát Bộ Kim Cang trước đây vốn được thờ ở Đạo Nguyên cùng với 18 vị la hán tại điện Đại Giác cũ. Sau mấy năm, hai bên khuôn viên của chùa Diệu Đế đã cho xây dựng hai dãy nhà dài để làm trường mẫu giáo Lâm Tì Ni và trường tiểu học Bồ Đề.
Hiện nay, chính giữa chùa Diệu Đế còn có tượng Tam Thế với sắc vàng cháy từ nước vàng thếp ngày xưa còn lại. Ngoài ra, còn có một pho tượng của ngài A-Nan, tượng của ngài Ca Diếp và tượng Chuẩn Đề nhiều tay.
Phía phải là 5 tượng Phật, phía trái là 3 tượng Phật và tượng Đức Di Lặc thờ ở giữa. Nằm sát vách bên trái vẫn còn khám thờ vua Thiệu Trị cùng một vài hoàng tử, công chúa con vua và bên phải có khám thờ chư linh. Sau điện Đại Giác có 2 nhà Tăng xã, 2 nhà bếp và 2 cái giếng nước rất trong mà chùa Diệu Đế vẫn còn sử dụng đến ngày nay.
Đặc biệt, tất cả những lối đi từ sở này sang sở khác trong chùa Diệu Đế đều được lát bằng loại gạch Bát Tràng nổi tiếng.
Nếu có cơ hội đến với Cố đô Huế thì đừng quên ghé thăm chùa Diệu Đế để tham quan vãng cảnh và thư thái tâm hồn trong không gian thiền tịnh bình yên, thanh tĩnh.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp