Nếu có cơ hội đến Sapa vào những ngày đầu xuân, du khách đừng quên thưởng thức các món ăn ngon nổi tiếng và mua những món quà đặc trưng của núi rừng về làm quà cho bạn bè, người thân theo như gợi ý đầy đủ, chi tiết về kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa vào dịp Tết dưới đây.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa vào dịp tết
Rau tươi xứ lạnh
Với khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, Sapa đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các loại rau củ xứ lạnh phát triển như hoa lơ xanh, súp lơ trắng, su su, củ cải đỏ, ngồng tỏi, ngồng cải… Do đó, rau tươi xứ lạnh đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng được nhiều du khách mua về làm cho cho bạn bè, người thân khi đến Sapa.
Sapa nổi tiếng với nhiều loại rau xứ lạnh tươi ngon.
Các loại rau ở đây được vun trồng, chăm sóc kĩ lưỡng và không sử dụng hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật nên rất sạch, tươi ngon, ăn có vị ngọt, mềm. Ngoài ra, có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như ngồng cải xào tỏi, su su luộc chấm muối vừng, lẩu gà ăn với các loại rau… Bên cạnh đó, Sapa còn sở hữu nhiều loại rau thơm có hương vị rất đặc trưng, từ chua, ngọt đến cay như diếp cá, húng quế, tía tô, rau mùi, rau răm, bạc hà, kinh giới…
Cá hồi, cá tầm tươi
Cá hồi được nuôi ở Sapa chủ yếu là cá hồi vân với thớ săn, thịt chắc, màu hồng tươi, không có mỡ, ăn rất mềm và béo ngọt. Đặc biệt, cá hồi Sapa rất thích hợp để chế biến thành nhiều món hấp dẫn như hấp, chiên xù, sashimi, nấu cari… nhưng nổi bật nhất phải kể đến lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, lòng cá hồi, cá hồi nướng… Kinh nghiệm chọn đặc sản khi du lịch Sapa vào dịp Tết là du khách có thể đến khu hồ nuôi cá hồi ở Thác Bạc để tham quan và mua được cá hồi tươi ngon nhất.
Cá hồi Sapa nổi tiếng thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Ngoài đặc sản cá hồi thì cá tầm Sapa cũng rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cá tầm Sapa được nuôi nhiều nhất ở Bản Khoang và chỉ sống được trong nguồn nước lạnh nên cá rất sạch, thịt chắc, thớ ăn và ăn rất ngọt mềm. Cá tầm có thể dùng để hấp, nướng, chiên… và ngon nhất là lẩu cá tầm ăn kèm với rau rừng Sapa như su su, cải mèo, nấm hương rừng…
Nấm hương
Nếu có cơ hội đến Sapa vào mùa hè, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món ngon được chế biến từ nấm hương hoặc mua những xâu nấm hương rừng về làm quà cho người thân. Nấm hương Sapa thường mọc sâu trong rừng Hoàng Liên Sơn cao hơn 2.000m; sau đó được bà con người Mông hái về sau mỗi trận mưa rào và xâu bằng lạt tre rồi mang đi bán với giá từ 30.000 – 50.000 đồng/xâu khoảng 1 – 2 lạng.
Nấm hương có cánh mỏng, màu sáng, vị ngọt thanh, mùi thơm tự nhiên và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như lẩu nấm hương cá hồi, nấm xào thịt, canh nấm… Để mua được loại nấm hương Sapa chính hiệu theo kinh nghiệm chọn đặc sản đi du lịch Sapa vào dịp Tết, du khách nên vào chợ Sapa chọn những túi nấm rừng khô do người dân nơi đây tự hái hoặc có thể nhờ người quen ở Sapa mua nấm tươi được bán ven quốc lộ 4D.
Tìm hiểu thêm: Chơi gì ở phố cổ Hà Nội?
Nấm hương – Đặc sản mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến du lịch Sapa.
Cá suối
Sapa không chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu mát mẻ mà còn là nơi có rất nhiều món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng được du khách yêu thích trong đó nổi bật nhất phải kể đến cá suối Mường Hoa sinh sống ở các khe suối. Cá suối ở đây chỉ to bằng ngón tay, thường có màu xanh, ăn không bị tanh với nhiều loại khác nhau như cá hoa, cá mương, cá bông… hoặc có loài cá màu đen lẫn cùng màu rêu đá.
Muốn giữ được hương vị tự nhiên của cá suối, kinh nghiệm chọn đặc sản du lịch Sapa vào dịp Tết khuyên du khách chỉ nên nướng trên than củi rồi ăn ngay hoặc có thể nướng qua, đem chiên giòn rồi nấu với nước sốt cà chua và thêm gia vị bột cà ri, bột tiêu. Ngoài ra, cá suối có thể chế biến thành nhiều kiểu khác nhau như chiên giòn chấm tương, nấu măng chua, sấy khô trên gác bếp để làm thức ăn dự trữ…
Khâu nhục và xôi ngũ sắc
Khâu nhục và xôi ngũ sắc là các món ăn truyền thống của người dân vùng cao, được nấu trong những dịp lễ Tết hoặc các sự kiện trọng đại. Khâu nhục được chế biến từ thịt ba chỉ thái mỏng, ướp cùng các loại gia vị như ngũ vị hương, húng lìu, mật ong, địa liền, rượu trắng, xì dầu, dấm, tỏi…và đem hấp cách thủy trong 4 tiếng cho đến khi thịt mềm. Bên dưới khâu nhục còn có mộc nhĩ, rau xanh, ớt, khoai môn… và ăn kèm với xôi trắng.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết khi đi du lịch bụi Hạ Long bằng xe máy
Xôi ngũ sắc – Món ăn truyền thống nổi tiếng của người dân vùng cao vào mỗi dịp lễ Tết.
Còn xôi ngũ sắc lại có 5 màu độc đáo là trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành với mong muốn gia đình được may mắn và thịnh vượng. Kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa cho thấy, xôi ngũ sắc muốn ngon phải được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng, trong đó màu trắng là gạo còn những màu khác được tạo bằng cách ngâm gạo với nước của các loại củ hoặc lá cây rừng.
Đồ nướng
Đồ nướng là một trong những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi đến Sapa, nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh. Ở Sapa, có hàng chục quán nướng bày bán khắp mọi nơi, từ chợ cho đến những con hẻm nhỏ chỉ với một chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế nhựa và một bếp thang hồng đã thu hút rất nhiều du khách.
Đặc biệt, đồ nướng Sapa ngoài những món dân dã, quen thuộc như khoai, ngô, sắn, mía, xiên nướng… thì còn có nhiều món độc đáo, lạ miệng như trứng vịt lộn nướng, trứng gà nướng, bánh dầy nướng, thịt cuốn cải mào nướng, đậu phụ nướng, cá hồi nướng… Nếu muốn thưởng thức đồ nướng vào ban đêm ngon, kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa sau Tết gợi ý du khách có thể đến chợ Sapa hoặc phố Hàm Rồng cạnh nhà thờ đá còn ban ngày thì có nhiều ở khu Thác Tình Yêu, Thác Bạc, Thung lũng Mường Hoa…
Sự hấp dẫn của Sapa không chỉ là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành và con người thân thiện mà còn được tạo nên từ nền ẩm thực vô cùng đa dạng, độc đáo. Hy vọng rằng với những gợi ý được kinh nghiệm chọn đặc sản khi đi du lịch Sapa dịp Tết trên đây sẽ giúp du khách dễ dàng lựa chọn được món quà phù hợp để dành tặng cho gia đình, bạn bè.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp