Những chuyến tàu hỏa nối hai miền đất nước không chỉ đưa những người con làm ăn xa xứ trở về quê hương, chuyên chở tâm tình và những món quà mà người dân hai miền dành tặng cho nhau mà còn giúp những du khách phương xa đến khám phá Sài Gòn cũng như thủ đô Hà Nội cổ kính. Nếu một ngày nào đó dự định đến Hà Nội nhưng chưa biết lựa chọn phương tiện nào cho tiết kiệm, an toàn và trải nghiệm được nhiều điều thú vị nhất, du khách hãy tham khảo hành trình du lịch Hà Nội bằng tàu hỏa của Kinhnghiem24h.edu.vn nhé. Một số điểm đến thú vị dành cho du khách du lịch Hà Nội bằng tàu hỏa:
Bạn đang đọc: Du Lịch Hà Nội Bằng Tàu Hỏa
Thăng Long tứ trấn
Thăng Long tứ trấn là tên gọi mà dân gian thường dùng để chỉ bốn ngôi đền thiêng nằm ở bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc kinh thành Thăng Long là đền Bạch Mã (trấn Đông), đền Voi Phục (trấn Tây), đền Kim Liên (trấn Nam) và đền Quán Thánh (trấn Bắc).
Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ nhất Hà Nội.
Trấn Đông: Đền Bạch Mã là ngôi đền cổ nhất Hà Nội. Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) được xây dựng vào thế kỷ IX, đền là nơi thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tương truyền, khi dời đô về Thăng Long vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho lính đắp thành nhưng lần nào cũng bị đổ. Vua cho người cầu khấn thần Long Đỗ thì được thần báo mộng đắp thành theo dấu chân một con ngựa trắng đi ra từ đền. Vua y theo lời thần thì thành không còn bị sụp đổ nữa, xây đến đâu vững chắc đến đó. Để đền đáp công ơn của thần, vua đã cho tạc một con ngựa trắng và sắc phong thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng đại vương. Đền cũng có tên là Bạch Mã từ đó.
Trấn Tây: Đền Voi Phục được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tông (1028-1054), hiện tọa lạc trong công viên Thủ Lệ. Đền thờ hoàng tử Linh Lang – con của vua Lý Thái Tông và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang. Tương truyền, thần là con của Lạc Long Quân, có tên gọi là Hoàng Châu, là người có công trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Tống. Trước đền có tượng hai con voi quỳ gối nên người dân thường gọi là đền Voi Phục.
Trấn Nam: Đền Kim Liên là ngôi đền mới nhất trong Thăng Long tứ trấn, được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Tương Dực. Theo các tài liệu lịch sử, khi cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp nhà Lê, vua Lê Tương Dực đi ngang qua một ngôi đền cổ có ghi bốn chữ Cao Sơn đại vương, bèn khấn thần phù trợ. Mười ngày sau, nghĩa quân thắng trận. Để tạ ơn thần, vua cho xây dựng đền thờ tại Phụng Hóa (nay thuộc Ninh Bình). Đến năm 1509, vua cho xây dựng lại to hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long (nay là phường Kim Liên, quận Đống Đa). Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn chính là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người đã theo mẹ lên núi.
Tìm hiểu thêm: 9 đường bay quốc tế thường lệ chuẩn bị khởi động trở lại
Tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Quán Thánh.
Trấn Bắc: Đền Quán Thánh còn gọi là đền Trấn Vũ, được xây dựng vào đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đến thăm ngôi đền, du khách sẽ được chiêm bái bức tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen, cao 3,96m, chu vi 8m và nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Hoàn thành vào năm 1667 dưới thời vua Lê Hy Tông, pho tượng này được xem là tinh hoa của nghệ thuật đúc đồng lúc bấy giờ. Đền Quán Thánh hiện tọa lạc ở cuối đường Thanh Niên, bên cạnh Hồ Tây.
Cầu Long Biên
Được người Pháp xây dựng từ năm 1898-1902 với tên gọi là cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ Paul Doumer), cầu Long Biên được biết đến là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu có chiều dài 2.290m, gồm 19 nhịp dầm thép, nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Phần giữa cầu là đường sắt đơn, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Khi mới hoàn thành, cầu Long Biên là chiếc cầu dài nhất châu Á.
Tồn tại qua 3 thế kỷ, cầu Long Biên được xem như một chứng nhân lịch sử của dân tộc. Trong chiến tranh, cầu Long Biên đã hứng chịu nhiều bom đạn, 1.500m cầu bị phá hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Ngày nay, chiếc cầu đã được hơn 100 năm tuổi và cũng bị xuống cấp nhiều. Chính quyền thành phố đang có kế hoạch cải tạo cầu Long Biên thành cầu đi bộ vào năm 2030 để phục vụ người dân cũng như lưu giữ chứng nhân cho một giai đoạn bi hùng của Hà Nội.
Vào sáng sớm và những buổi chiều tà, người dân địa phương và khách du lịch thường tìm đến cầu Long Biên để ngắm cảnh. Đứng trên cầu, du khách có thể quan sát được sông Hồng và bãi giữa. Từ đây, du khách cũng có thể dễ dàng qua thăm tháp nước Hàng Đậu, một công trình cấp nước sinh hoạt được người Pháp xây dựng. Đây là điểm đến mà nhiều du khách đi Tour du lịch Hà Nội muốn tới.
Hoàng thành Thăng Long
>>>>>Xem thêm: Du lịch Nha Trang nên ở khách sạn nào tốt?
Hoàng thành Thăng Long là kiến trúc đồ sộ bậc nhất của thủ đô Hà Nội.
Hoàng thành Thăng Long là một quần thể di tích kiến trúc đồ sộ và quan trọng bậc nhất Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2010. Theo các tài liệu lịch sử, Hoàng thành Thăng Long được bắt đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ VII, thời kỳ tiền Thăng Long hay còn gọi là An Nam đô hộ phủ và được phát triển qua nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử.
Những di sản nổi bật còn sót lại cho đến ngày nay là Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, nền Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Lầu Công Chúa, nhà D67 và đặc biệt là khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, nơi lưu giữ những di tích, dấu vết và bằng chứng về sự hoành tráng của Hoàng thành Thăng Long.
Nhà hát múa rối Thăng Long
Với những du khách yêu thích loại hình mua rối nước thì khi đi du lịch Hà Nội hay Sài Gòn đều có cơ hội được xem. Nếu Sài Gòn có nhà hát múa rối nước Rồng Vàng thì Hà Nội có nhà hát múa rối Thăng Long. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống của người Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này thường diễn ra vào các dịp lễ hội. Người ta dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trong khi những người điều khiển con rối phải giấu mình dưới nước, các nghệ nhân diễn kịch phải đứng sau màn che và phải thuộc hết tất cả điệu bộ, lời nói, hành động của nhân vật v.v.. Chính vì điểm đặc biệt này mà múa rối nước trở thành một trong những loại hình nghệ thuật độc đáo nhất ở Việt Nam. Đây được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt.
Nhiều du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam đến Sài Gòn, Hà Nội muốn tìm và xem một buổi trình diễn múa rối nước. Ở Hà Nội, du khách có thể đến số 57b Đinh Tiên Hoàng để xem một buổi trình diễn của các nghệ nhân múa rối nước.
Hà Nội không phải là vùng đất quá rộng lớn nhưng lại chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí. Trong lịch trình có hạn, Kinhnghiem24h.edu.vn xin gợi ý đến quý khách một vài điểm tham quan nổi bật như trên. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến hành trình như Kinh nghiệm chọn tour du lịch Hà Nội uy tín và chất lượng hay du lịch Hà Nội bằng xe máy nên tham quan những địa điểm nào… du khách hãy gọi về tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 của Kinhnghiem24h.edu.vn để được tư vấn nhé. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình tìm về kinh đô thật nhiều niềm vui và thú vị!
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp