Cẩm Nang Khi Đi Du Lịch Phượt Hà Nội Sau Tết

Du lịch Hà Nội sau Tết không chỉ hấp dẫn với những điểm du lịch thú vị mà còn thu hút với rất nhiều lễ hội đặc sắc, mang đậm văn hóa truyền thống dân tộc. Cẩm nang khi đi du lịch phượt Hà Nội sau Tết lần này muốn giới thiệu đến du khách một số lễ hội tiêu biểu vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên nét văn hóa Thăng Long – Kinh Bắc – Xứ Đoài giữa cuộc sống đô thị xô bồ.

Bạn đang đọc: Cẩm Nang Khi Đi Du Lịch Phượt Hà Nội Sau Tết

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương được diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút hàng triệu phật tử và du khách phương xa nô nức đến trẩy hội. Trước ngày mở hội, tất cả đền, đình, chùa, miếu đều khói hương nghi ngút và không khí lễ hội bao trùm lên cả xã Hương Sơn. Đến đây, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được ngồi thuyền ngắm cảnh, chiêm ngưỡng không gian non nước mênh mông đẹp tuyệt vời.

Cẩm Nang Khi Đi Du Lịch Phượt Hà Nội Sau Tết
Đi lễ hội chùa Hương, du khách sẽ được ngồi thuyền vãng cảnh.

Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các hoạt động văn hóa dân tộc độc đáo như leo núi, bơi thuyền, hát văn, hát chèo… Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương lại tấp nập hàng trăm thuyền ra vào, trong đó thú vui ngồi thuyền ngắm cảnh là nét độc đáo của hội chùa Hương và hội bơi thuyền ở đây luôn tạo sự hấp dẫn cho người đi hội. Ngoài ra, một số hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi diễn ra xung quanh khu vực tổ chức lễ hội như hát quan họ, hát tuồng, thi bóng chuyền, cầu lông, chọi gà, cờ tướng…

Lễ hội đền Sóc

Lễ hội đền Sóc diễn ra tại Đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm nhằm ca ngợi và tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc Ân trong thời Hùng Vương dựng nước. Theo cẩm nang đi du lịch phượt Hà Nội sau Tết, hội bắt đầu với lễ khai quang và tắm thượng do chủ tế cùng chức sắc thực hiện tại đền Thượng; tiếp theo là lễ rước dâng hoa tre, lễ chém tướng, trong đó hoa tre được làm bằng thanh tre dẹt có kích thước 50cm x 50cm, còn đầu thành tre vót xơ bông dài 10cm x 10cm nhuộm nhiều màu, chủ yếu là màu vàng.

Tìm hiểu thêm: TOP 12 địa điểm du lịch “gây sốt” giới trẻ ở Sóc Trăng hot nhất 2021

Cẩm Nang Khi Đi Du Lịch Phượt Hà Nội Sau Tết
Lễ hội đền Sóc hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương.

Bên cạnh đó, một nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội đền Sóc là rước voi của làng Dược Thượng được thực hiện bởi 12 thanh niên khỏe mạnh, sẽ vừa đi vừa đánh trống và hò reo vang khắp một vùng. Lễ hội đền Sóc không những gắn liền với truyền thuyết lịch sử, mà còn mang đậm tính chất của hội cầu mùa mang tín ngưỡng dân gian phổ biến trong hầu hết các hội xuân ở vùng trung du Bắc Bộ.

Hội gò Đống Đa

Hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hàng năm tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội ăn mừng chiến thắng để tưởng nhớ đến chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Bắt đầu lễ hội là đám rước rồng lửa được bện bằng mo nang, nùi rơm cùng giấy bồi trang trí thành hình con rồng, trong đó một tốp thanh niên sẽ mặc võ phục đi quanh và biểu diễn côn, quyền để tái hiện chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Những điều này cũng thường được các cẩm nang du lịch phượt Hà Nội sau tết nhắc đến.

Khi đám rước về tới gò Đống Đa sẽ có lễ dâng hương, đọc văn và lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang, cuộc tế ở đình Khương Thượng; sau đó là màn võ thuật tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa và vua Quang Trung tặng cành đào cho công chúa Ngọc Hân. Bên cạnh những nghi thức trang trọng, Hội gò Đống Đa còn có nhiều trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ và các màn biểu diễn nghệ thuật dân gian như chọi gà, cờ người, múa rồng, múa lân…

Lễ hội Lim

Trong cẩm nang khi du lịch phượt Hà Nội sau Tết, Hội Lim là lễ hội đầu xuân lớn ở vùng Kinh Bắc được diễn ra từ ngày 12 – 14 tháng giêng hàng năm tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các làng quê quan họ có từ thời xa xưa, thu hút nhiều du khách ở khắp nơi về trẩy hội vui xuân nhưng phần đông là trai thanh gái lịch. Đến với hội Lim, khách du xuân sẽ được xem và nghe hát trên đồi, sau chùa, trên thuyền, hát trong nhà; đồng thời có thể nghe hát đối từng cặp nam nữ. Ngoài ra, còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống hay tham gia vào các trò chơi thú vị như chọi gà, đu bay, chọi chim, đấu vật…

Cũng giống với những lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng tổ chức các hoạt động nghi lễ trang nghiêm và thành kính nhằm tôn vinh công đức của các vị thần như lễ tế, lễ rước, nhiều trò hội dân gian thi tài, mua vui. Trong hội Lim, khách trẩy hội đều muốn nghe, xem và được hát quan họ với những liền anh liền chị, đó là một trong các đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.

Lễ hội đền Gióng

Lễ hội đền Gióng được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở Đền Phù Đổng, Hà Nội diễn ra từ ngày 6 – 8 tháng giêng âm lịch. Lễ hội này được tổ chức nhằm ca ngợi và tưởng nhớ đến chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, được xem là một trong tứ bất tử đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo gợi ý của cẩm nang đi du lịch phượt Hà Nội, nhiều người đã tìm đến lễ hội này để cầu nguyện về sức khỏe và ý chí vươn cao trong năm mới.

Cẩm Nang Khi Đi Du Lịch Phượt Hà Nội Sau Tết

>>>>>Xem thêm: Điểm mặt TOP những món ăn vặt ngon khó cưỡng ở Sóc Trăng


Lễ hội đền Gióng có rất nhiều trò chơi thú vị.

Lễ hội đền Gióng mô phỏng một cách đặc sắc và sinh động về diễn biến những trận đấu của Thánh Gióng cùng nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến tranh chống giặc Ân, qua đó mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hình thức chiến tranh thời xưa; đồng thời giáo dục ý chí quật cường, truyền thống thượng võ, lòng yêu nước và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Bên cạnh tham gia lễ hội đền Gióng, du khách còn được trải nghiệm leo lên đỉnh núi Sóc, tương truyền là nơi mà Thánh Gióng bay về trời.

Hội Chùa Thầy

Hội chùa Thầy diễn ra dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây từ ngày mùng 5 – 7/3 âm lịch hàng năm. Vào ngày hội, các tăng ni với bộ cà sa trang trọng từ nhiều nơi khác trong vùng sẽ về đây dự lễ, trong đó tay cầm hoa và miệng tụ kinh trong tiếng mõ trầm đều. Đầu tiên là lễ tắm tượng có sự tham gia của các tăng ni phật tử, nhà sư và đông đảo nhân dân; sau đó nước tắm sẽ được vẩy khắp nơi để khang vật thịnh, còn chiếc khăn dùng tắm Phật thì chia cho trẻ nhỏ về làm bùa tránh khỏi tà ma ám khí.

Tuy nhiên, theo cẩm nang du lịch phượt Hà Nội cuối tuần, nghi lễ lớn và quan trọng nhất là lễ cúng Phật, chạy đàn; khi đó lễ vật chính được dâng lên bàn thờ cùng vô số lễ vật khác nhau của khách thập phương đến dự hội như hoa quả, bánh, oản, xôi… Sau đó, các nhà sư tay cầm gậy hoa sẽ biểu diễn các bước múa lượn vòng tròn nhằm thể hiện một chuyến đi không ngừng của kiếp người, từ đó vươn tới điều tốt đẹp hơn. Ngoài ra, hội Thầy còn có nhiều hoạt động đặc sắc khác như múa rối nước với các cảnh múa rồng, múa lân, giã gạo, xay thóc, chọi trâu….

Việc tham gia các lễ hội trong chuyến du lịch phượt Hà Nội sau Tết không chỉ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ mà còn mang tới cơ hội tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, đặc biệt là trong thời buổi văn hóa cổ truyền đang ngày càng bị mai một.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *