Áo bà ba là loại áo không có cổ. Cấu tạo áo khá đơn giản: phần thân phía sau là một mảnh vải nguyên, phần thân phía trước gồm 2 mảnh được kết nối bằng một dải nút áo từ trên xuống. Áo bà ba có xẻ tà 2 bên để người mặc dễ dàng trong việc quay trở, cúi xuống hoặc cầm, kéo vật dụng. Áo có độ dài vừa phủ mông, vừa kín đáo, vừa gọn gàng, thanh lịch. Ngay phía trước có 2 cái túi nhỏ để đựng một vài vật dụng cá nhân cần thiết. Ngày xưa nếu là đàn ông miền Tây mặc thì 2 cái túi đó để đựng gói thuốc lá, hộp quẹt, rất tiện lợi mà cúi xuống không bị rớt. Còn đàn bà thì thường dùng để tiền hoặc khăn tay… Áo bà ba thường dài tay để che nắng và bảo vệ đôi cánh tay. Tóm lại, vì cuộc sống và vì công việc lao động mà người miền Tây thiết kế chiếc áo bà ba phù hợp với các hoạt động hằng ngày. Hơn nữa, người miền Tây vốn thích sự giản tiện chứ không cầu kỳ, áo lụa tứ thân như vốn truyền thống của người miền Bắc.
Bạn đang đọc: Áo bà ba – Nét duyên của người dân Nam Bộ
Chiếc áo bà ba gắn liền với hình ảnh của người dân miền Tây Nam Bộ
Áo bà ba của người miền Tây không chỉ có phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng ưa chuộng loại trang phục này. Áo bà ba thường được may bằng vải đen hoặc vải màu tối để dễ giặt giũ và ít bị phai màu. Sông nước miền Tây ngày xưa vốn nhiều đầm sình, vũng lầy và nhiều kênh rạch, vì thế, việc mặc trang phục áo bà ba sẽ làm cho người mặc dễ dàng di chuyển, dễ điều khiển tay chèo đò hay hái trái, làm vườn… Áo bà ba đi chung với nón lá, khăn rằng tạo nên nét duyên của người phụ nữ miền Tây nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung. Chính vì điều này, không chỉ có du khách trong nước mà du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam đến miền Tây cũng vô cùng thích thú với trang phục này. Một số trong họ đã may hoặc mua cho được những chiếc áo bà ba để mặc chụp hình hoặc mang về bản xứ làm quà kỷ niệm.
Tìm hiểu thêm: Du khách có biết đi du lịch Cần Thơ có gì vui chưa?
Áo bà ba cũng được chọn là trang phục chụp ảnh cưới ngoại cảnh của một số bạn trẻ
Qua năm tháng, chiếc áo bà ba đi vào lịch sử, đời sống của người dân Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung. Và ngày nay, đi du lịch miền Tây, du khách vẫn có thể bắt gặp hình ảnh các mẹ, các chị hay các ông, các chú ở vùng miệt vườn sông nước sử dụng áo bà ba như trang phục thường ngày. Du khách có thể bắt gặp hình ảnh cô chèo đò trên kênh rạch miền Tây với chiếc áo bà ba, nón lá che nghiêng và nụ cười hiền hậu. Du khách cũng có thể thấy được hình ảnh những người nông phu thoăn thoắt ôm lúa, bó lúa trên đồng với những giọt mồ hôi thấm đẫm trên lưng chiếc áo bà ba. Và còn rất nhiều hình ảnh thân quen khác ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long gắn liền với chiếc áo bà ba.
>>>>>Xem thêm: Sổ tay khi đi du lịch Hà Nội sau Tết
Chiếc áo bà ba miền Tây cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa
Đến du lịch miền Tây, hình ảnh cây cầu khỉ, chiếc xuồng, con kênh… đã quá thân quen trong mắt du khách. Và trong đó, có lẽ một hình ảnh nữa cũng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách đó là chiếc áo bà ba. Nói về áo bà ba, nhiều người nghĩ ngay đến miền quê Nam Bộ, đến những con người chân chất thật thà, mến khách và hào sảng. Đằng sau trang phục đơn giản đó là cả một tấm lòng nhân hậu, cả một tấm chân tình của người dân miền Tây. Đâu đó người ta vẫn thấy được vẻ đẹp duyên dáng đằng sau tấm áo giản dị. Chiếc áo bà ba còn trở thành đề tài, hình ảnh của nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa, được nhiều tác giả yêu thích và cảm hứng sáng tác. Nếu muốn biết thêm về chiếc áo bà ba, nhìn ngắm xứ sở của những chiếc áo bà ba, hãy đặt ngay Tour du lịch miền Tây để thỏa sức khám phá.
Kinhnghiem24h.edu.vn