Long An là vùng đất xinh đẹp mà bình dị, mộc mạc, mang đậm vẻ đẹp của miền Tây sông nước. Nơi này có nhiều sản vật tự nhiên độc đáo và người dân Long An từ các sản vật ấy đã sáng tạo nên những món ăn đầy đặc sắc. Bài viết dưới đây của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ giới thiệu với du khách mắm còng Cần Giuộc – món ăn đặc sản nổi tiếng ở Long An.
Bạn đang đọc: Mắm còng Cần Giuộc món ăn đặc sản nổi tiếng ở Long An
1. Mắm còng Cần Giuộc là món ăn gì?
Cong là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều… Ở Cần Giuộc, Long An, mắm còng là món đặc sản nổi tiếng. Không chỉ được người dân địa phương yêu thích, mắm còng Cần Giuộc còn được rất nhiều người mua đi làm quà hoặc khách du lịch mua về thưởng thức.
Hình ảnh con còng làm nên món mắm còng – món ăn dân dã của Cần Giuộc, Long An
Mắm còng Long An được xem là sản vật đặc trưng của vùng nước mặn nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hương vị của món ăn này vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà rất quyến rũ. Vì thế, mắm còng là món rất phổ biến trong các bữa ăn của người Cần Giuộc. Thậm chí vào các dịp Tết Nguyên đán, xã Phước Lại – nơi sản xuất chủ yếu món mắm còng – tiêu thụ được mỗi ngày 300 – 500kg mắm còng.
Nói như vậy để thấy món mắm còng Cần Giuộc đã vượt ra khỏi phạm vi quê hương của nó và tỏa đi nhiều nơi. Đây vốn dĩ là một món ăn dân dã, bình dị và mộc mạc. Thế nhưng, món ăn này lại chinh phục rất nhiều khẩu vị và dần dần đã trở thành món ăn được rất nhiều người biết đến.
2. Cách làm mắm còng Cần Giuộc
Không ai biết mắm còng có từ bao giờ, chỉ biết rằng cho đến ngày nay, vẫn còn xã Phước Lại là nơi chuyên làm mắm còng ở Long An. Theo những người làm mắm còng tại đây, nghề làm mắm còng đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù công thức làm mắm còng có nhiều điểm chung nhưng đa phần mỗi gia đình đều có một bí quyết riêng để tạo nên hương vị độc đáo cho món mắm còng của mình.
Nghề làm mắm còng được xem là khá vất vả và để làm ra được món mắm còng thơm ngon thì càng phải bỏ nhiều công phu. Đầu tiên, người làm phải đi bắt còng, thường họ sẽ đi từ 20h tối đến 3h sáng hôm sau để tìm những con còng tươi ngon. Khi không đủ số còng ngon để làm mắm, người ta sẽ mua thêm từ người dân quanh vùng.
Nguyên liệu ban đầu rất quan trọng, con còng càng tươi thì mắm còng càng thơm ngon. Tiếp đó, người làm rửa sạch còng tươi cho bớt mùi tanh rồi cho vào máy xay nhuyễn với muối và đường. Sau đó, hỗn hợp này được đem phơi khoảng 3 – 4 ngày rồi vắt lấy nước cốt và lại đem phơi nắng đến khi hỗn hợp keo sệt lại.
Trước kia, khi chưa có máy xay, người ta phải cho còng vào giã đều tay cho đến khi nhuyễn. Cách làm mắm còng Cần Giuộc, Long An nghe có vẻ đơn gian nhưng kì thực cần rất nhiều kinh nghiệm. Có 2 cách làm mắm còng:
Cách 1: Đầu tiên, lượng gia vị được cho phải phù hợp. Quá nhiều gia vị sẽ át mất mùi thơm tự nhiên của còng.
Tiếp theo là khâu phơi nắng. Người ta thường làm mắm còng vào mùa khô, tức từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là khoảng thời gian nắng to và rực rỡ nhất trong năm, nghĩa là nắng tốt, phù hợp với phơi còng. Nắng to sẽ giúp món mắm còng keo sệt lại và chất lượng mắm tốt. Nắng yếu sẽ làm mắm còng không được “chín” và nhanh hỏng. Mắm còng được làm và phơi đúng chuẩn thì khi bỏ vào hũ, bịt kín miệng, sau 3 – 4 tháng vẫn giữ được hương vị riêng.
Mắm còng Cần Giuộc được rất nhiều người mua đi làm quà hoặc khách du lịch mua về thưởng thức
Cách 2: Người làm rửa sạch con còng tươi, tách yếm rồi rửa lại bằng nước muối cho bớt mùi tanh. Sau đó, còng được đem ra phơi nắng đến khi khô teo thịt lại thì được cho vào hũ, ướp gia vị và để 45 ngày sau mới ăn được.
Mắm còng nhìn không đẹp, đôi khi có màu đen sệt như bùn, nhìn không hề bắt mắt, tuy vậy hương vị lại rất độc đáo và thơm ngon. Khi ăn mắm còng, người ta thường bỏ thêm đường, ớt, chanh, tỏi và ăn cùng với cà đĩa, dưa leo, thịt luộc, các loại rau luộc. Hương vị đậm đà, thơm ngon của mắm còng khiến cho những món ăn quen thuộc khác trở nên thật lạ miệng và hấp dẫn.
Hiện nay, ở Long An có hàng trăm hộ gia đình làm mắm còng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của món ăn này. Du khách khi đến Cần Giuộc, Long An có thể mua mắm còng với giá từ 80.000đ – 100.000đ/kg.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi đi du lịch Huế tự túc sau tết
Mắm còng rất ngon khi ăn kết hợp cùng với các món ăn khác
3. Một số đặc sản khác của Long An
Ngoài mắm còng Cần Giuộc, Long An còn có một số món đặc sản cũng rất được yêu thích, chẳng hạn như:
– Bánh tét Long An: Bánh tét là món ăn phổ biến ở Nam Bộ nhưng Long An là nơi nổi tiếng với món bánh tét. Bánh tết ở đây rất thơm ngon và có hương vị riêng khó có thể lý giải bằng lời. Chỉ biết rằng, để làm nên món bánh tét trứ danh, người Long An dùng gạo nếp Châu Thành, Cần Giuộc.
Bánh tét Long An có hình thức đẹp mắt và hương vị thơm ngon
Bánh có nhiều loại nhân khác nhau như nhân thịt, nhân chuối, nhân đậu, nhân dừa… với màu sắc bắt mắt và hương vị độc đáo. Khi cắt miếng bánh tét ra, du khách có thể thấy màu sắc bánh rất tự nhiên và sinh động, từng miếng bánh vừa dẻo vừa thơm, hòa quyện với lớp nhân bên trong tạo thành một món ăn đáng nhớ.
– Lẩu mắm Long An: Đây có thể được xem là món ăn mô tả sự trù phú và tươi tốt của vùng đất Long An. Lẩu mắm của nơi này tập hợp rất nhiều loai sản vật của Long An như cá, tôm, cua, mực, heo, bò, gà và hàng chục loại rau địa phương khác như bông điên điển, cọng súng, chuối chát, rau đắng, ngọn rau dừa…
>>>>>Xem thêm: Du lịch Nha Trang có gì đẹp?
Lẩu mắm Long An là món ăn rất đặc sắc với nhiều thành phần phong phú
Phần nước lèo cũng rất đặc sắc với thành phần là 3 loại mắm gồm mắm trèn, mắm cá linh, mắm cá sặc. Nguyên liệu phong phú cùng với hương vị thơm ngon khiến món lẩu mắm Long An được rất nhiều khách du lịch yêu thích.
– Thịt lợn muối chua: Nói đến các đặc sản của Long An, không thể không nhắc đến món thịt lợn muối chua. Món ăn này có cách chế biến rất công phu và cầu kỳ. Để làm thịt lợn muối chua, người ta phải chọn thịt tươi. Các loại lá dùng để muối cũng rất đa dạng như lá mít, lá quế, lá trầu không, húng quế…
Khi hoàn thành, món thịt muối chua có vị béo ngậy của thịt, vị bùi ngậy của bì, vị mặn của muối, vị chua của men, mùi thơm của các loại rau và màu sắc vàng ươm của thính.
– Cá lóc nướng trui: Đây là món ăn dân dã nhưng rất được ưa chuộng tại Long An. Cá lóc ngon nhất là vào mùa nước nổi và người ta đốt cá lóc bằng rơm rạ. Khi chín, người ta bày cá ra lá chuối, cuộn với bánh tráng mỏng cùng các loại rau và bánh hỏi, sau đó chấm vào mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt.
Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị đậm đà xen lẫn thanh mát rất độc đáo. Cá lóc nướng trui cũng hay được người Long An ăn vào các dịp lễ Tết.
Với tất cả những sản vật trên đây như mắm còng, bánh tét, lẩu mắm… Long An đã tạo nên những đặc trưng ẩm thực đầy ấn tượng. Có dịp về vùng đất Long An, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn hết sức thơm ngon này nhé.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp