Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa

Trong những thắng cảnh nổi tiếng của Sapa, nhà thờ Đá được xem là một trong những biểu tượng nổi bật của vùng đất này. Có được vị trí đó là bởi vì nhà thờ Đá mang những nét kiến trúc độc đáo kết hợp với lịch sử lâu đời và vẻ đẹp cổ kính theo thời gian. Mời du khách cùng tìm hiểu đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa qua bài viết dưới đây của Kinhnghiem24h.edu.vn nhé.

Bạn đang đọc: Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa

1. Một vài thông tin cơ bản về nhà thờ Đá Sapa

Còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nhà thờ Đá Sapa nằm ở ngay trung tâm của thị trấn Sapa. Theo lịch sử nhà thờ được ghi lại ở nơi này thì vào năm 1902, giáo xứ Sapa được thành lập bởi Hội Thừa sai Paris. Đến năm 1925, nhà thờ bằng đá của giáo xứ này bắt đầu được xây dựng. Với điều kiện vật chất thiếu thốn ngày đó, nhà thờ Đá mất tới hơn 10 năm mới hoàn thành.

Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa
Nhà thờ Đá Sapa được xây dựng cách đây hơn 100 năm

Năm 1935, công trình nhà thờ Đá được đưa vào sử dụng. Khi chiến tranh xảy ra, nhà thờ bị ảnh hưởng nặng và nhiều năm bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1995, nhà thờ Đá Sapamới được chính quyền cho phép sửa chữa, cải tạo, khôi phục và đi vào hoạt động lại. Hiện nay, nhà thờ là nơi sinh hoạt thường xuyên của bà con Công giáo trong vùng và là thắng cảnh rất được yêu thích tại Sapa.

Là một nhà thờ cổ có tuổi thọ hơn 100 năm, nhà thờ Đá Sapa nằm trong danh sách 5 nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, nhà thờ Đá Sapa đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

2. Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa

Một trong những lý do chính khiến địa điểm này trở nên nổi tiếng là bởi kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đá Sapa. Nhà thờ Đá được xây dựng bởi các kiến trúc sư người Pháp, do đó toàn bộ nhà thờ mang dấu ấn kiến trúc của người Pháp. Thiết kế của nhà thờ theo phong cách kiến trúc Gothic La Mã. Hình dáng nhà thờ là hình của cây Thánh giá – biểu tượng quan trọng của đạo Công giáo.

Phía sau nhà thờ là núi Hàm Rồng, phía trước là một bãi đất trống lớn. Nhà thờ nằm hướng về phía Đông. Địa thế này giúp nhà thờ có được vị trí tốt, lưng dựa vào núi, tầm nhìn phía trước thoáng đãng. Nhà thờ nằm hướng mặt về phía Đông, biểu trưng cho ý nghĩa đón những tia nắng đầu tiên trong ngày, giống như hướng tới ánh sáng của Thiên Chúa.

Toàn bộ nhà thờ được làm từ đá đẽo, từng viên đá được chế tác thủ công kỹ càng. Các viên đá này được kết dính với nhau bằng vôi, mật mía và cát. Riêng phần tháp chuông được làm từ sắt, rơm, vôi rất bền và chắc chắn. Mái nhà thờ cũng được làm từ ngói thủ công. Những viên đá đẽo được kết nối công phu này giúp nhà thờ Đá có được vẻ đẹp tráng lệ, cổ kính mà vẫn thanh thoát.

Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa
Toàn bộ nhà thờ được làm từ đá đẽo nên nhìn rất tráng lệ và cổ kính

Nhà thờ Đá dài 39m, rộng 7,6m, tháp chuông cao 18m, thánh giá cao 14m. Mái vòm của nhà thờ hay tháp chuông đều được thiết kế dưới dạng hình vòm cuốn, đem đến cho nhà thờ vẻ đẹp mềm mại và cổ điển. Nhìn từ xa, nhà thờ Đá rất nổi bật và là điểm nhấn đặc sắc cho bức tranh phong cảnh tươi đẹp của Sapa.

Tổng diện tích của nhà thờ Đá là 6.000m và được chia làm nhiều khu vực như khu nhà thờ, khu vườn Thánh, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà Thiên thần… Trong đó, khu nhà thờ rộng tới 500m2, gồm 7 gian. Khuôn viên trong khu nhà thờ rất đẹp và sáng với 32 ô cửa kính màu – đặc trưng của kiến trúc nhà thờ cổ bên đạo Công giáo, mái vòm cổ kính và những hàng ghế gỗ trơn bóng theo thời gian.

Tìm hiểu thêm: Du lịch Huế đi về trong ngày

Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa
Khuôn viên nhà thờ rất đẹp với 32 ô cửa kính màu

Quả chuông bên trong tháp chuông được đúc bằng đồng vào năm 1932, cao 1,5m và nặng tới 500kg. Mỗi khi chuông được đánh lên, tiếng chuông có thể ngân xa tới hơn 1km. Dù trải qua nhiều biến động, quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Phần chữ đúc trên quả chuông ghi số người quyên góp vẫn còn có thể nhìn thấy rõ.

Nhà thờ Đá nổi bật với vẻ đẹp cổ kính vượt thời gian. Đứng trước nhà thờ, du khách có thể cảm thấy thời gian như dừng lại và không khí của thế kỷ trước vẫn còn đậm đặc ở đây. Mùa đông đến, nhà thờ Đá trong màn sương tuyết trắng xóa lại mang một vẻ đẹp đầy kỳ ảo và ấn tượng. Bởi vậy, hầu như tất cả khách du lịch đến Sapa đều ghé thăm nhà thờ Đá và ghi lại cảnh đẹp này bằng những bức hình tại nhà thờ.

Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa
Nhà thờ Đá Sapa tuyệt đẹp vào mùa đông

Vào mỗi cuối tuần, nhà thờ Đá là nơi sinh hoạt của rất nhiều giáo dân trong vùng. Ở phần sân phía trước nhà thờ, người dân địa phương thường tụ tập để mua bán, gặp gỡ. Thứ 7 hàng tuần, ở khu vực này còn diễn ra “chợ tình”, hoạt động văn hóa nổi tiếng của người dân tộc thiểu số ở Sapa.

Vì thế, nhà thờ Đá không chỉ là một công trình tâm linh mà còn là địa điểm quan trọng của thị trấn. Nơi này vừa thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước vừa là nơi sinh hoạt của người dân địa phương. Với những nét kiến trúc sắc sảo và độc đáo, nhà thờ Đá càng trở thành một bối cảnh quan trọng cho nhiều hoạt động của nơi này.

Du khách cũng có thể tham dự lễ của người Công giáo ở đây vào cuối tuần, để nghe những em H’mông hát lễ và lắng lòng trong tiếng kinh cầu nguyện nơi phố núi. Đồng thời, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về những nét đặc sắc trong văn hóa, sinh hoạt của những người dân tộc thiểu số thường buôn bán quanh nhà thờ.

Do nằm ở vị trí trung tâm thị trấn nên nhà thờ Đá gần rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Sapa như:

Núi Hàm Rồng: Nằm phía sau nhà thờ Đá, núi Hàm Rồng là nơi có phong cảnh thiên nhiên rất tươi đẹp. Du khách chinh phục ngọn núi này sẽ được tận hưởng thiên nhiên rực rỡ với cây cối tươi tốt và hoa lá đua nhau khoe sắc suốt đường đi. Khi đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, du khách sẽ thấy được toàn cảnh thị trấn Sapa xinh xắn bên dưới.

Chợ Sapa: Cách nhà thờ Đá khoảng 1,4km, chợ Sapa là nơi buôn bán rất nhiều mặt hàng, sản vật địa phương. Đây cũng là nơi để những người dân tộc đi chợ gặp gỡ, hẹn hò, vui chơi. Du khách đến chợ Sapa có thể thấy những tốp người dân tộc, những cô gái và chàng trai người H’mông hay người Dao đang đứng cùng nhau chuyện trò vui vẻ. Du khách cũng sẽ được xem múa hát, nghe tiếng khèn, đàn môi réo rắt nơi đây.

Thung lũng hoa hồng: Chỉ cách nhà thờ Đá Sapa khoảng 900m, thung lũng hoa hồng nằm ở số 1 đường Mường Hoa, thị trấn Sapa. Nơi này được mệnh danh là cổ tích giữa đời thường. Với diện tích 22ha, thung lũng này được trồng toàn hoa hồng với hàng triệu gốc hoa đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Đôi nét về kiến trúc nhà thờ Đá Sapa

>>>>>Xem thêm: Viện hải dương học – Nơi lưu giữ hàng ngàn sinh vật biển quý hiếm ở Nha Trang


Thung lũng hoa hồng rực rỡ ở Sapa

Du khách có thể bắt gặp đủ loại hoa hồng, từ hoa hồng Pháp, hoa hồng Ý, đến hoa hồng cổ Sapa ở đây. Các nụ hoa đua nhau bung nở, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Du khách sẽ cảm thấy mình dường như đang đi trên những tấm thảm hoa hồng hay lạc vào vương quốc của loài hoa xinh đẹp này.

Trên đây là đôi nét thông tin về kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đá Sapa và một số địa điểm gần nhà thờ Đá mà du khách có thể kết hợp ghé thăm. Mong rằng bài viết này của Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ giúp ích phần nào cho chuyến du lịch Sapa của du khách thêm thành công và ưng ý.

Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *