Sapa được mệnh danh là thiên đường du lịch tự nhiên bởi nơi đây không chỉ có khung cảnh núi non xinh đẹp mà còn có nhiều bản làng và di tích cổ còn sót lại từ thời Pháp. Nhà thờ đá Sapa là một di tích cổ từ thời Pháp vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa của nó. Hôm nay, Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ giải đáp cho du khách câu hỏi nhà thờ đá Sapa nằm ở đường nào qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhà thờ đá Sapa nằm ở đường nào?
Nhà thờ đá Sapa nằm dưới chân núi Hàm Rồng là một địa điểm du lịch Sapa rất đặc biệt
1. Nhà thờ đá Sapa nằm ở đâu?
Trên đường từ trung tâm thị trấn Sapa đi núi Hàm Rồng, du khách sẽ di chuyển qua một ngôi nhà thờ cổ có lưng tựa vào chân núi Hàm Rồng, mặt hướng ra quảng trường rộng lớn đó là nhà thờ đá Sapa.
Nhà thờ được xây dựng bằng đá từ những năm đầu thế kỉ 20
Nhà thờ đá Sapa là một địa điểm du lịch Sapa vô cùng nổi tiếng được xây dựng vào những năm 1930 ~ 1935. Ngoài cái tên nhà thờ đá Sapa, ngôi nhà thờ này còn được người dân thị trấn Sapa gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi hay nhà thờ đá cổ… Lý do mà nhiều người gọi đây là nhà thờ đá cổ bởi toàn bộ ngôi nhà thờ này được xây dựng hoàn toàn bằng đá đẽo và đã tồn tại ở thị trấn Sapa hơn trăm năm.
Nhà thờ đá Sapa thu hút nhiều du khách đến tham quan mỗi ngày
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nhà thờ đá Sapa vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc vốn có. Mặc dù những khối đá bên ngoài nhà thờ đá mọc rêu phong nhưng chính nó đã tạo nên một vẻ đẹp kì bí hơn cho ngôi nhà thờ đá này. Hiện nay, nhà thờ đá Sapa trở thành nơi thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nhất thị trấn Sapa. Có nhiều du khách đam mê chụp ảnh còn tranh thủ check – in bên ngoài nhà thờ đá.
2. Tìm hiểu kiến trúc nhà thờ đá Sapa
Vẻ đẹp lôi cuốn du khách đến tham quan nhà thờ đá Sapa chính là lối kiến trúc Gothic châu Âu mà kiến trúc sư người Pháp dùng để xây dựng nên ngôi nhà thờ này. Lối kiến trúc này thể hiện rõ nét qua trần nhà thờ có hình chóp, tháp chuông xây cao, có đỉnh hình chóp nhọn, hai bên tường nhà thờ có nhiều ô cửa sổ hình vòm bằng kính màu… Kiểu kiến trúc nhà thờ đá Sapa có phần giống với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Thánh đường nhà thờ đá Sapa được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic La Mã cổ điển
Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà thờ đá Sapa là tất cả các bức tường, cột, nền nhà thờ, tháp chuông… đều được làm bằng đá đẽo. Những viên đá này được kết dính lại với nhau bằng một hỗn hợp cát, vôi và mật mía. Nhiều du khách khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu đến đây đều bất ngờ và trầm trồ khen ngợi cách thức xây nhà thờ độc đáo và mới lạ này.
Không gian bên trong nhà thờ có 7 gian, mỗi gian có diện tích khoảng 500m2. Nơi cao nhất của nhà thờ đá Sapa là tháp chuông với chiều cao khoảng 20m. Bên trong tháp chuông có đặt một quả chuông nặng nửa tấn, tiếng chuông vang vọng trong bán kính 1km. Trong khuôn viên nhà thờ đá Sapa còn có khu nhà xứ, nhà ở cho các tu sĩ, nhà thiên thần và khu vườn thánh. Tất cả đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc biệt thự Châu Âu tuyệt đẹp. Tính ra, tổng diện tích khuôn viên nhà thờ đá Sapa lên đến hơn 6000m2.
Du khách thích thú check – in bên cửa ra vào nhà thờ đá Sapa
Riêng nhà thiên thần được thiết kế có 1 hầm và 3 lầu dành riêng cho hoạt động cứu chữa các bệnh nhân và làm nơi lưu trú cho khách lữ hành du lịch Sapa muốn ở lại qua đêm tại nhà thờ. Vị kiến trúc sư người Pháp cũng nghiên cứu kĩ lưỡng hướng của nhà thờ đá trước khi xây dựng. Mặt trước của nhà thờ đá Sapa hướng về phía Đông – là phía mặt trời mọc. Theo quan niệm của đạo Thiên Chúa, hướng Đông chính là hướng để đón nguồn sáng và sự sống của Thiên Chúa.
Còn phía sau nhà thờ tựa lưng vào núi Hàm Rồng, tạo địa thế vững chắc cho cả ngôi thánh đường. Cuối nhà thờ cũng có một tòa tháp chuông hướng về phía Tây. Đây là hướng của đền thánh Jerusalem, nơi chúa Giê Su sinh ra đời.
3. Tham quan nhà thờ đá Sapa
Từ khi bắt đầu được xây dựng cho đến nay, nhà thờ đá Sapa là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của người dân theo đạo Thiên Chúa ở Sapa. Khoảng sân trước nhà thờ đá Sapa khá rộng là nơi sinh hoạt của người dân thị trấn Sapa. Hàng ngày, khoảng sân này là nơi diễn ra các phiên họp chợ của người dân các bản làng xung quanh thị trấn Sapa. Người dân tộc mang thổ cẩm, rau củ, hàng hóa, thịt lợn rừng… đến đây để trao đổi, buôn bán.
Tìm hiểu thêm: Sổ tay khi đi du lịch bụi Hội An bằng xe máy theo tháng
Cửa sổ nhà thờ là những bức tranh bằng kính màu rất đẹp
Đặc biệt, nếu đi tham quan nhà thờ đá Sapa vào chiều tối thứ 7, du khách sẽ được lắng nghe các bài hát, tiếng kèn lá và tiếng sáo sôi động của cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa. Các em bé H’Mông thường tập trung lại ở khoảng sân trước nhà thờ để tập hát những bài Thánh ca công giáo bằng tiếng H’Mông. Tiếng đồng ca thánh thót khiến tâm hồn người nghe cảm thấy vô cùng bình yên.
Vào tham quan bên trong nhà thờ, du khách mới thấy được hết vẻ đẹp kiến trúc Gothic La Mã cổ của nhà thờ đá Sapa. Bên trong thánh đường có thiết kế trần cong, cao vút, được sơn màu trắng tinh khôi. Điểm nhấn đặc biệt mà làm du khách thích mê trong kiến trúc nhà thờ đá Sapa là cấu tạo các ô cửa kính màu.
Khu nhà xứ cũng được xây dựng theo phong cách biệt thự Gothic độc đáo
Có tất cả 32 ô cửa kính màu bao quanh nhà thờ đá Sapa. Mỗi một ô cửa kính là một bức tranh về Đức Mẹ Mân Côi, các Thánh, những chặng đàng thánh giá của Chúa Giê Su… Trong không khí u tĩnh của ngôi thánh đường, ánh sáng chiếu qua những ô cửa kính làm cho không gian bên trong nhà thờ trở nên đầy màu sắc. Những bức tranh trên ô kính cửa sổ lại càng trở nên sống động hơn bao giờ hết.
4. Núi Hàm Rồng – địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ ở Sapa
Núi Hàm Rồng cũng là một địa điểm du lịch Sapa nổi tiếng
Nhà thờ đá Sapa nằm dưới chân núi Hàm Rồng. Chính vì thế, du khách nên thiết kế một Tour du lịch Sapa đi tham quan nhà thờ đá Sapa – núi Hàm Rồng – bản Cát Cát. Đường dẫn lên núi Hàm Rồng nằm phía sau nhà thờ đá Sapa. Để lên núi, du khách sẽ phải vượt qua dãy bậc thang bằng đá dẫn từ chân núi lên đến đỉnh núi.
Ngắm thị trấn Sapa từ núi Hàm Rồng
Đường lên núi Hàm Rồng rất đẹp. Trên đường đi, du khách sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp của nhiều loài hoa ôn đới đẹp nổi tiếng trong rừng. Lên đến đỉnh núi, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Có 2 địa điểm du lịch du khách không nên bỏ qua khi đến núi Hàm Rồng, đó là Cổng Trời và Sân Mây.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ chùa Hang (An Giang) ở đâu? Du khách đã biết chưa?
Sân Mây hiện đang là điểm đến thu hút giới trẻ trên núi Hàm Rồng
Xem thêm “Địa chỉ bản Cát Cát ở đâu?”
Sau khi tham khảo bài chia sẻ du lịch của Kinhnghiem24h.edu.vn, du khách đã biết vị trí nhà thờ đá Sapa nằm ở đường nào rồi phải không? Nhà thờ đá Sapa thật sự là một địa điểm du lịch tuyệt vời. Du lịch Sapa, du khách sẽ được khám phá rất nhiều nét đẹp văn hóa nổi bật của người dân sinh sống tại đây. Vậy du khách còn chờ gì mà không lên kế hoạch đi nhà thờ đá Sapa ngay khi đặt chân đến thị trấn sương mù Sapa?
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp