20/11 được xem là ngày “tôn sư trọng đạo” của Việt Nam. Đây là ngày tôn vinh những nhà giáo, những người dành rất nhiều thời gian và công sức cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta. Để chào mừng ngày 20/11 sắp tới, Kinhnghiem24h.edu.vn sẽ giới thiệu lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam đến du khách qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Bài liên quan: Ngày nhà giáo Việt Nam được thành lập năm nào?
1. Sự ra đời của ngày Nhà giáo Việt Nam
Câu chuyện về lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ năm 1946, khi một tổ chức quốc tế về nhà giáo được thành lập tại thủ đô Paris của Pháp. Tổ chức này có tên gọi là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên, tiếng Pháp là Fédération Internationale Syndicale des Enseignants, viết tắt là FISE.
Sau đó 3 năm, FISE đã cho ra đời bản Hiến chương các nhà giáo. Nội dung của bản hiến chương này gồm 15 chương chống chế độ phong kiến, tư sản và đề cao vị trí của nghề dạy học của các giáo viên.
Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quyết định gia nhập vào FISE. Đến năm 1957, hội nghị FISE có 57 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 20/11 làm Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quyết định gia nhập vào FISE. Đến năm 1957, hội nghị FISE có 57 nước tham dự đã quyết định lấy ngày 20/11 làm Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Kể từ đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu tổ chức kỷ niệm ngày này. Đầu tiên, ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức ở miền Bắc, sau đó là đến miền Nam. Vào năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng của chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm: Ngày 20/11 nên tặng quà gì cho thầy cô giáo
Nội dung của quyết định này như sau:
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực, hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấn tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo.
Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật những nhà hàng nổi tiếng ở Cà Mau
Vào năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng của chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam
Xem thêm: Top lời chúc hay và ý nghĩa tặng thầy cô giáo
2. Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 được xem là ngày hội của ngành giáo dục. Vào ngày này, học sinh, sinh viên trên cả nước có nhiều hình thức khác nhau để bày tỏ lòng yêu mến, cảm ơn đối với những người thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Nhiều trường học tổ chức các lễ hội, buổi ca nhạc, văn nghệ hoặc hội chợ để học sinh, giáo viên có môi trường vui chơi, gần gũi nhau hơn.
Đồng thời, như đã thành thông lệ, vào ngày này các học sinh, sinh viên cũng đem nhiều món quà đến tặng cho thầy cô của mình. Món quà đó có thể là những bó hoa tươi thắm, những món đồ nhỏ xinh tự làm, những tấm thiệp đáng yêu hoặc những món quà có giá trị hơn tùy vào từng môi trường.
>>>>>Xem thêm: Ngày 20-10 nên đi chơi ở đâu ở Sài Gòn? ở Hà Nội là thú vị nhất
Các học sinh tặng hoa cho cô giáo nhân ngày 20/11 để bày tỏ lòng cảm ơn
Không chỉ các em học sinh, sinh viên mà các phụ huynh cũng bày tỏ tấm lòng của mình đối với thầy cô giáo vào ngày này. Giống như câu tục ngữ nổi tiếng của Việt Nam: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Rất nhiều phụ huynh của Việt Nam vào ngày 20/11 cũng đến thăm các thầy cô giáo, trò chuyện và tặng quà để bày tỏ lòng cảm ơn đối với việc dạy học của các thầy cô.
Thêm nữa, 20/11 cũng là ngày để các thầy cô giáo nhìn lại công việc dạy học của mình, tìm lại nhiệt huyết và sự tận tâm dành cho sự nghiệp trồng người. Đó chính là những ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
-> Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, Kinhnghiem24h.edu.vn muốn giới thiệu một số Tour du lịch Hot cho quý khách tham khảo, chẳng hạn: Tour du lịch Chợ Nổi Cái Bè 1 Ngày, Tour Mỹ Tho Bến Tre 1 ngày, Tour tham quan Sài Gòn 1 ngày, Tour Ăn tối trên tàu Bonsai…
Kinhnghiem24h.edu.vn cũng muốn qua bài viết này gửi lời chúc mừng đến những du khách là giáo viên. Chúc du khách có một ngày lễ thật vui và nhiều ý nghĩa.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp