Khu di tích địa đạo Củ Chi (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Đến với địa đạo Củ Chi, du khách sẽ được trải nghiệm thực tế trong “cung đường ngầm” dài hơn 200km, được thiết kế vô cùng phức tạp, chằng chịt, hầm này thông với hầm kia, sâu từ 3 – 4 tầng, sự kết nối liên hoàn tạo thành một thành phố ngầm dưới lòng đất. Tham quan địa đạo Củ Chi, du khách còn được tận mắt quan sát bếp Hoàng Cầm, một loại bếp được sử dụng phổ biến trong thời chiến.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bếp Hoàng Cầm gợi nhớ lịch sử hào hùng
Một du khách tham quan địa đạo Củ Chi – nơi ghi dấu chứng tích lịch sử hào hùng
Khám phá khu di tích địa đạo Củ Chi
Hệ thống địa đạo chạy ngoằn ngoèo trong lòng đất, từ đường “xương sống” tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, có nhiều nhánh trổ ra đến sông Sài Gòn.
Liên hoàn với địa đạo còn có các hầm rộng, các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm làm việc cho các lãnh đạo, chỉ huy ngày xưa, hầm giải phẫu nuôi dưỡng thương binh, hầm dành riêng cho phụ nữ và trẻ em.
Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để những cán bộ chiến sĩ hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, tất cả vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Khi đi du lịch Củ Chi, du khách cảm nhận như đang sống lại trong những năm tháng chiến đấu xưa, được trải nghiệm thú vị khi thu người xuống nắp hầm, cùng tìm hiểu tham quan các gian phòng kín từ các tầng của địa đạo. Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức món khoai mì chấm muối vừng, món ăn quen thuộc của bộ đội ta ngày xưa.
Tìm hiểu thêm: Khám phá Tây Nguyên thu nhỏ bên trong bảo tàng dân tộc Tây Nguyên ở Đắk Lắk
Du lịch Củ Chi thưởng thức món khoai mì chấm muối vừng
Du lịch địa đạo Củ Chi tham quan Bếp Hoàng Cầm
Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó đó là đại úy Hoàng Cầm – nguyên là tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội trưởng Đội điều trị 8, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bếp Hoàng Cầm nằm trong địa đạo Củ Chi (Bến Đình), huyện Củ Chi. Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm.
Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Ngày nay, khu vực bếp Hoàng Cầm thiết kế khá rộng, xung quanh bếp còn trang trí thêm tủ gỗ, củi khô, nồi niêu… giúp du khách hình dung về cuộc sống của bộ đội ta trong những năm tháng chiến đấu xưa.
>>>>>Xem thêm: “Mách bạn” 5 quán ăn ngon ở Cao Lãnh phải ghé qua một lần
Bếp Hoàng Cầm tại địa đạo Củ Chi
Du lịch địa đạo Củ Chi qua Tour Sài Gòn
Với giá trị lịch sử được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia. Địa đạo Củ Chi giờ đây đã là một kỳ quan đánh giặc có “một không hai” và trở thành một trong các địa điểm ưa thích tại Sài Gòn của du khách gần xa.
Nếu có ý định du lịch Sài Gòn, quý khách có thể lựa chọn Tour Củ Chi Nửa Ngày của Kinhnghiem24h.edu.vn. Ngoài Tour Khám Phá địa đạo Củ Chi Nửa Ngày, Kinhnghiem24h.edu.vn còn tổ chức nhiều Tour Sài Gòn hấp dẫn, chẳng hạn như Tour Du Lịch Đảo Khỉ – Cần Giờ 1 Ngày, Tour Xem Múa Rối Nước Và Ăn Tối Trên Tàu BonSai, Tour Tham Quan Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh – Địa Đạo Củ Chi 1 Ngày…
Kinhnghiem24h.edu.vn