Trong văn hóa lễ Tết của người Việt Nam, ngoài Tết Nguyên Đán là ngày Tết lớn nhất trong năm, người Việt còn đón thêm 1 cái Tết khác cũng lớn không kém, đó là Tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày Tết mang nhiều ý nghĩa. Chính vì thế, nếu không biết Tết Trung Thu là ngày mấy tháng mấy thì bạn hãy theo dõi chia sẻ của Kinhnghiem24h.edu.vn về ngày Tết này nhé!
Bạn đang đọc: Tết Trung Thu là ngày mấy tháng mấy?
Tết Trung Thu là một trong những ngày Tết lớn nhất của người Việt
1. Tết Trung Thu là ngày mấy tháng mấy?
Những ngày gần đây, đi đâu ta cũng thấy nhiều người nô nức chuẩn bị đón ngày Tết Trung Thu. Mà Tết Trung Thu 2022 là ngày nào vậy? Bạn biết không?
Giống như ngày Tết Nguyên Đán được tính vào ngày 1 tháng 1 Âm Lịch, Tết Trung Thu cũng được tính theo lịch Âm. Hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch là người lớn và trẻ em đều náo nức đón ngày Tết Trung Thu. Ngoài tên gọi Tết Trung Thu, ngày lễ này còn được gọi là: Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng hay Tết Đoàn Viên.
Trong ngày này, gia đình sẽ họp nhau phá cỗ
Vào dịp lễ này, người lớn sẽ tặng cho nhau những chiếc bánh trung thu thay cho lời chúc sức khỏe. Trong khi đó, các em thiếu nhi sẽ được người lớn tặng đồ chơi, bánh kẹo và lồng đèn trung thu. Buổi tối ngày Tết Trung Thu, các bé còn được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, hoạt cảnh Hằng Nga, Chú Cuội… Chính vì thế mà các bé thiếu nhi vô cùng háo hức chờ đến ngày Tết Trung Thu này.
Trẻ em thì rước lồng đèn quanh xóm
Vì Tết Trung Thu tính theo lịch Âm, còn người Việt Nam dùng lịch Dương nên ngày Tết Trung Thu hàng năm thường không cố định. Năm nay là năm 2022, theo đó, ngày 15 tháng 8 Âm Lịch sẽ rơi vào ngày 10 tháng 9 Dương Lịch. Trong ngày này, người lớn thường hay dẫn các em nhỏ đi phố đèn lồng, rước đèn và vui chơi.
2. Tìm hiểu nguồn gốc Tết Trung Thu, sự tích Hằng Nga, Chú Cuội
Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung Thu có nguồn gốc từ thời vua Đường Minh Hoàng
Có người nói nguồn gốc Tết Trung Thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng bên Trung Quốc. Trong một lần dạo chơi vườn ngự uyển vào đêm rằm tháng 8, nhà vua gặp một đạo sĩ có phép tiên và được đạo sĩ làm phép cho lên cung trăng ngắm các nàng tiên nhảy múa. Sau khi trở về trần gian, cứ đến đêm rằm tháng 8, Đường Minh Hoàng lại cho tổ chức yến tiệc, ngồi uống rượu và ngắm các cung nữ múa hát. Kể từ đó, tục rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 được lưu truyền tới ngày nay.
Sự tích Hằng Nga
Tết Trung Thu, bạn hay thấy hình ảnh Hằng Nga và Chú Cuội nhất. Vậy bạn có biết vì sao Tết Trung Thu lại xuất hiện hai hình ảnh này không? Thật ra, có rất nhiều câu chuyện cổ tích liên quan đến Chị Hằng và Chú Cuội.
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu gắn liền với sự tích về chị Hằng Nga
Tương truyền rằng, ngày xưa, khi bầu trời có đến 10 mặt trời thì một anh hùng tên Hậu Nghệ đã dùng nỏ thần bắn rơi 9 mặt trời, cứu giúp dân lành. Thời gian sau, Hậu Nghệ cưới một người con gái tên Hằng Nga làm vợ. Hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc.
Câu chuyện bắt đầu từ lúc Hậu Nghệ nhận được thuốc trường sinh từ Vương Mẫu nương nương khi bà đi qua núi Côn Lôn. Hậu Nghệ mang về nhưng không uống mà lại để cho vợ mình là Hằng Nga giữ. Sự việc trên được một đệ tử Hậu Nghệ nghe lén. Vì muốn chiếm được thuốc trường sinh, đệ tử này đã nhân lúc Hậu Nghệ đi vắng bắt và ép Hằng Nga giao thuốc trường sinh ra. Hằng Nga đã lấy thuốc ra và uống. Sau đó, Hằng Nga hồn thoát khỏi xác và bay lên cung trăng. Ngày đó rơi vào rằm tháng 8. Từ đó, cứ đến ngày 15 tháng 8 Âm Lịch, người ta lại lập đàn, dâng hương tưởng nhớ Hằng Nga.
Sự tích Chú Cuội
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm khi đi du lịch phượt Huế vào cuối tuần
… và Chú Cuội cây đa
Chú Cuội là một tiều phu sống trên núi. Ngày kia, chú đào được 1 cây đa quý có thể cải tử hoàn sinh. Người trong vùng hễ có ai bị bệnh đều đến nhờ Chú Cuội cứu chữa. Tin đồn Chú Cuội chữa bệnh đồn rất xa. Thời gian sau, Cuội cưới vợ. Vợ Cuội thấy Cuội chăm sóc cây hơn mình nên ghen ghét.
Một ngày kia, vợ Cuội lấy nước bẩn tuới cây đa trong lúc Cuội đi kiếm củi. Không ngờ, cây đa tự nhiên bật gốc và bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội về. Trong lúc hốt hoảng, Cuội nắm lấy rễ cây và theo cây đa lên thẳng cung trăng. Từ đó, hễ nhìn lên trăng tròn, người ta thấy có bóng dáng chú Cuội ngồi gốc cây đa.
3. Các hoạt động trong ngày Tết Trung Thu
Rước đèn Trung Thu
Các em thiếu nhi rước đèn lồng trong ngày Tết Trung Thu
Trong đêm Tết Trung Thu, người lớn thường tặng cho các bé lồng đèn để rước đèn. Ra đường vui chơi trong ngày này, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh các bé thiếu nhi cầm rước đèn trung thu đi khắp xóm. Ngoài ra, bạn còn thấy trên nhiều con đường lớn nhỏ ở nông thôn và thành phố còn treo lồng đèn để thắp sáng con phố, con hẻm…
Ở một số nơi, người ta còn thả đèn trời và đèn hoa đăng với mong ước cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Tại Sài Gòn, nếu đến phố lồng đèn quận 5 để đi chơi Tết Trung Thu, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn cả con phố treo lồng đèn rực rỡ.
Múa lân
Múa lân là hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu
Múa lân là một tập tục không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu. Múa lân thường diễn ra trong ngày 14-15 và 16 tháng 8 Âm Lịch. Trong những ngày này, các chú lân sẽ đến từng gia đình, nhảy múa và mang may mắn đến cho chủ hộ.
Tặng bánh trung thu
Tết Trung Thu còn là dịp để người thân tặng quà cho nhau
Tết Trung Thu còn là dịp người ta trao cho nhau hộp quà bánh trung thu thay cho lời chúc sức khỏe và may mắn. Trong ngày này, các cửa hàng bán bánh trung thu luôn đông nghịt người đến mua bánh để tặng cho người thân, bạn bè.
Chia bánh trung thu
Người Việt có truyền thống chia đều bánh trung thu trong đêm rằm tháng 8
Mâm cỗ bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong dịp tết trung thu của mọi gia đình. Xung quanh mâm cỗ còn bày thêm ít hoa trái để thêm bắt mắt. Người Việt còn có tập tục chia đều bánh trung thu cho các thành viên trong gia đình trong dịp Tết Trung Thu. Ý nghĩa của phong tục này là tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong cuộc sống.
Ngắm trăng
>>>>>Xem thêm: Bí quyết đi du lịch Hội An tiết kiệm
Ngắm trăng đoán vận mệnh trong tương lai
Ý nghĩa Tết Trung Thu từ thuở ban đầu là ngắm vẻ đẹp của mặt trăng. Trong ngày Tết Trung Thu xưa, người ta thường nhìn ngắm trăng rằm tháng 8 để tiên đoán mùa màn, vận mệnh… Theo kinh nghiệm dân gian của người xưa, nếu mặt trăng rằm tháng 8 màu vàng thì năm đó sẽ có mùa màng bội thu, mặt trăng màu cam thì năm đó quốc gia sẽ thịnh vượng. Tuy nhiên, nếu trăng rằm tháng 8 có màu xanh lục, đó sẽ là điềm báo năm đó có thiên tai và họa lớn.
Xem thêm “Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu”
Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Vậy nên, người Việt nào cũng nhớ Tết Trung Thu là ngày mấy tháng mấy. Nếu bạn chưa biết ngày Tết Trung Thu 2022 vào ngày nào lịch Dương, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ về ngày Tết Trung Thu của Kinhnghiem24h.edu.vn nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo.
Kinhnghiem24h.edu.vn tổng hợp